| Hotline: 0983.970.780

Nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm

Thứ Năm 24/01/2013 , 09:21 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm.

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm.

Ngày 23/1, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai chiến lược giáo dục và kết luận số 51 của hội nghị lần 6 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế...

Để làm được điều đó, Bộ Giáo dục quyết tâm khắc phục tiêu cực trong dạy thêm, thi cử, lạm thu... Bộ sẽ chỉ đạo các Sở tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định dạy thêm phù hợp với điều kiện địa phương. Nội dung dạy học sẽ được điều chỉnh theo hướng tinh giảm, dành thời gian để củng cố, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp, phụ đạo cho học sinh yếu kém.

"Bộ sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào", thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.


Học quá tải ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ

Theo ông Hiển, giáo viên các cấp cũng cần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra để thấy được năng lực thực chất của học sinh, không yêu cầu học sinh học vẹt, ghi nhớ máy móc.

Để khắc phục tình trạng lạm thu và sử dụng tiền không đúng mục đích, Bộ ban hành thông tư quy định học phí chất lượng giáo dục cao trong các trường mầm non, phổ thông công lập, giáo dục đại học để các cơ sở giáo dục thực hiện từ năm 2013-2014. Chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn này sẽ được đánh giá quốc gia và công bố kết quả trước xã hội. Đánh giá quốc gia thực hiện định kỳ và từng bước tham gia chương trình đánh giá quốc tế.

Từ năm 2013, ngành giáo dục sẽ triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Việc đào tạo sẽ thay đổi theo hướng tăng các ngành nghề xã hội đang cần và giảm những ngành dư thừa dựa trên việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ trung tâm quốc gia về dự báo và thông tin thị trường lao động.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận, mạng lưới mầm non, tiểu học hiện nay còn có vấn đề. Ở các thành phố lớn, hệ đào tạo này phải chịu áp lực lớn do lao động các địa phương tập trung về. Trong tương lai, vấn đề này sẽ tạo áp lực cho cả hệ trung học cơ sở, phổ thông.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa đạt chuẩn, thậm chí trong đội ngũ đạt chuẩn cũng có nhiều người chưa đạt trình độ thực sự. "Đây là bài toán khó phải thực hiện từng bước. Bộ đã có chương trình quy hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho hai đại học trọng điểm, huy động đội ngũ nhà giáo, chuyên gia giáo dục tham gia vào việc xây dựng chương trình sách giáo khoa mới năm 2015", Bộ trưởng Luận nói.

Bộ trưởng tâm sự rất thích đề án thi tuyển lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo Sở Giáo dục) của Quảng Ninh. Người trúng tuyển Giám đốc Sở Giáo dục đã bảo vệ thành công đề tài chống dạy thêm học thêm, sau đó đã triển khai và thành công. Bộ trưởng cho rằng, mô hình này có khả năng nhân rộng tốt, đề nghị các Sở tham khảo kinh nghiệm triển khai.

Người đứng đầu ngành giáo dục kiến nghị giao quyền tự chủ tuyển dụng giáo viên cho các sở, phòng để đảm bảo chất lượng như mong muốn. Riêng việc di chuyển trụ sở các trường đại học ra ngoại thành, Bộ trưởng đề xuất Chính phủ nghiên cứu nên cho các trường chuyển hẳn hay cho thêm diện tích để mở rộng bên ngoài thành phố.

"Các trường vẫn muốn giữ nguyên trụ sở chính và mở rộng cơ sở phụ, cơ quan quản lý thấy không đạt mục tiêu giãn dân và không có vốn xây dựng thêm. Tuy nhiên, nếu trụ sở các trường ở nội thành hóa giá, khu vực này trở thành chung cư thì mục tiêu giãn dân cũng không đảm bảo", Bộ trưởng băn khoăn.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất