| Hotline: 0983.970.780

Nghiệm thu đề tài giống lợn Khùa

Thứ Hai 22/11/2010 , 09:59 (GMT+7)

Đây là một nguồn gen lợn bản địa quý, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào về nhân giống, nuôi dưỡng, quản lý dịch bệnh...

Hội đồng khoa học tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Điều tra, nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển, hiệu quả kinh tế và hướng sử dụng giống lợn Khùa tại vùng núi tỉnh Quảng Bình". Tại huyện Minh Hóa, giống lợn Khùa đã được người dân địa phương nuôi tại các nông hộ theo phương thức thả rông, tự kiếm ăn và không có chuồng trại.

Đây là một nguồn gen lợn bản địa quý, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào về nhân giống, nuôi dưỡng, quản lý dịch bệnh cũng như hướng khai thác hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Năm 2009, Sở KH- CN Quảng Bình đã ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương chủ trì thực hiện đề tài. Sau 2 năm nghiên cứu, cho thấy khả năng sinh sản của đàn lợn Khùa tương đương các giống lợn bản địa khác ở vùng núi cao (nhưng hiện tại giống lợn này nuôi tại nông hộ có số lượng ít, năng suất thấp và có nguy cơ mất dần, chỉ còn khoảng 14% số hộ nuôi). Khi lai lợn đực rừng với lợn Khùa đã tăng khối lượng của lợn lai từ sơ sinh đến khi giết thịt, cải thiện được tốc độ tăng trọng, nâng cao chất lượng thịt, làm tăng hương vị thơm ngon của thịt và tỷ lệ móc hàm 71-74%, tỉ lệ nạc gần 42-43%.

Ngoài ra, nuôi lợn Khùa đem lại nguồn lợi kinh tế cho người chăn nuôi, trong đó lai với lợn rừng có hiệu quả cao hơn nuôi lợn thuần. Hội đồng khoa học đã đóng góp ý kiến hoàn thiện đề tài, nhằm sớm chuyển giao rộng rãi quy trình nuôi cho người dân.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.