| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu khoa học là sức sống

Thứ Tư 12/10/2011 , 12:43 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (12/10/1956 - 12/10/2011), Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2006 - 2010...

GS.TS Trần Đức Viên - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (12/10/1956 - 12/10/2011), Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 với khẩu hiệu “Nghiên cứu khoa học là sức sống Đại học Nông nghiệp Hà Nội”.

ĐOÀN KẾT ĐỂ TIẾN BỘ

PGS.TS Trần Đức Viên - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chia sẻ, Hội nghị tổng kết hoạt động KHCN giai đoạn 2006 - 2010 là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá lại những kết quả trong 5 năm qua, đồng thời thúc đẩy hoạt động KHCN, phấn đấu đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, thể hiện tầm chiến lược phát triển của ĐH Nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020.

Theo số liệu thống kê mới nhất, từ đầu năm 2006 đến nay, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội có tổng số 1.437 đề tài, dự án nghiên cứu các cấp với kinh phí hơn 200 tỷ đồng, giai đoạn 2008 - 2010 kinh phí luôn đạt trên 40 tỷ đồng/năm. Bên cạnh nguồn hỗ trợ chính hàng năm của Bộ GD-ĐT, nhà trường không ngừng tìm kiếm các nguồn kinh phí nước ngoài cũng như tham gia đấu thầu những đề tài dự án từ Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, Bộ TN-MT và các doanh nghiệp trong nước.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội được biết đến là một trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lớn của cả nước. Ngay từ những ngày đầu thành lập, đóng góp của nhà trường đã rất xuất sắc bằng việc cho ra đời những giống lúa ngắn ngày chất lượng cao như 828, 813, NN1, VN1… tạo bước đột phá ngoạn mục về năng suất lúa ở miền Bắc đầu năm 60 của thế kỷ trước.

Suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với việc gửi ra chiến trường hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ ưu tú nhất, các nhà giáo, nhà khoa học của nhà trường vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc kháng chiến. Đặc biệt, giai đoạn này nhà trường có đóng góp to lớn khi tạo ra một loạt giống lúa mang thương hiệu DX, VN… do người cha đẻ của vụ lúa xuân là cố GS. Bùi Huy Đáp, Hiệu trưởng đầu tiên của trường nghiên cứu lai tạo thành công.

Tiếp nối truyền thống quý báu, thời kỳ đổi mới ĐH Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục trở thành trung tâm lớn về KHCN nông nghiệp Việt Nam. Những thương hiệu lúa lai như TH, VL hay các giống cà chua lai HT, các loại phân vi nén mang tên HUA được nông dân khắp nơi biết đến đều do giảng viên, cán bộ khoa học ĐH Nông nghiệp Hà Nội lai tạo thành công.

Trường cũng đạt được rất nhiều thành tựu về chăn nuôi lợn chất lượng cao, nghiên cứu tìm kiếm mẫu thức ăn mới cho động vật nhai lại, chế phẩm sinh học và vacxin phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm; chế biến phân hữu cơ từ phế thải nông nghiệp, tái sử dụng giống cây trồng địa phương đang có nguy cơ bị lãng quên, các mẫu máy nông nghiệp đều đã đi vào cuộc sống một cách hữu ích, giảm sức lao động và nâng cao hiệu quả SX nông nghiệp.

Trong không khí của ngày kỷ niệm trọng đại, PGS.TS Trần Đức Viên - Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Dựa trên những thành quả đã đạt được, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội định hướng phấn đấu trở thành một trường đại học nghiên cứu đa ngành. Quyết tâm xây dựng một môi trường giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, một cái nôi nghiên cứu khoa học tiêu biểu của cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Phát huy đúng lời dạy của Bác Hồ khi về thăm trường: Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”. 

Hiệu trưởng Trần Đức Viên trao bằng khen cho các tập thể cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học

KHO THÀNH TỰU KHOA HỌC

Với định hướng phát triển KHCN đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và đào tạo, trong 5 năm qua Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã cho ra đời một loạt những công trình KHCN rất đáng tự hào. Tiêu biểu trong lĩnh vực trồng trọt, bằng biện pháp truyền thống cũng như ứng dụng tiến bộ KHKT, trường đã tạo ra các giống lúa lai, đậu tương, cà chua, rau và hoa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu vô cùng hiệu quả.

Đó là công trình nghiên cứu giống lúa lai TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL24, TH7-2… của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm và PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cùng công sự. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là tác giả giống lúa lai nổi tiếng TH3-3, giống đã được chuyển nhượng bản quyền cho một đơn vị với giá 10 tỷ đồng, gây chấn động giới khoa học nông nghiệp vài năm về trước.

Hay đề tài nghiên cứu làm chủ công nghệ và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học SX giống khoai tây, rau, hoa quả sạch bệnh của GS.TS Nguyễn Quang Thạch. Khoai tây là giống cây trồng lý tưởng của ĐBSH vào vụ đông, tuy nhiên sự phát triển của khoai tây tại khu vực này chưa đúng với tiềm năng do thiếu giống chất lượng cao. Trước thực trạng đó, nhóm tác giả Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội do GS.TS Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm đề tài đã thực hiện xuất sắc hàng loạt đề tài, dự án về cây khoai tây.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, các khoa, viện, trung tâm trực thuộc trường cũng cho ra đời hàng loạt công trình nghiên cứu đem lại lợi ích thiết thực khi áp dụng vào thực tế. Trong đó có mô hình thử nghiệm nuôi vỗ cá hồi vân bố mẹ tại Lào Cai bằng thức ăn sản xuất trong nước của Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Kết quả bước đầu cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng thức ăn sản xuất trong nước để vỗ béo cho cá hồi vân bố mẹ, từ đó giảm việc phải phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu.

 Viện Sinh học nông nghiệp thuộc trường cũng đem đến hội nghị đề tài ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa cẩm chướng, hoa cúc thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và hàng chục đề tài hữu ích khác.

Trong đó có đề tài thiết kế hệ thống dây chuyền SX công nghiệp giống khoai tây rau và hoa công suất 50 vạn sản phẩm cây giống, củ giống/500m2/vụ bằng công nghệ khí canh và thủy canh. Đề tài đã tự thiết kế và lắp đặt hệ thống dây chuyền SX công nghiệp khoai tây, rau và hoa tại Hà Nội và Đà Lạt, giải được phần nào việc thiếu giống khoai tây ở nước ta…

Trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, trường đã thiết kế chế tạo và đưa vào SX máy làm đất cỡ nhỏ, thiết bị SX mạ trên khay, chế tạo máy sấy và đánh bóng cà phê, nghiên cứu công nghệ thu hái và bảo quản một số rau, củ, hoa, đặc biệt là mẫu máy phục vụ cho cơ giới hóa canh tác thu hoạch sắn.

TS. Hà Đức Thái, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh, hiệu quả kinh tế đề tài mang lại là vô cùng to lớn khi tiết kiệm được 5 triệu đồng tiền công làm đất/ha cho người trồng sắn vì chiếc máy vừa có thể cắt hom, nhổ và thu hoạch sắn. Lao động phải dùng cho công việc chỉ bằng 35% so với phương pháp lao động thủ công, nâng cao trình độ người dân vùng sắn, gắn bó công nghiệp và nông nghiệp, ổn định nguồn nguyên liệu sắn để các nhà máy chế biến sắn và thị trường tiêu thụ sắn ổn định.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm