| Hotline: 0983.970.780

Ngô lai Max 07 ở bãi ngang

Thứ Hai 20/10/2014 , 09:20 (GMT+7)

Đặc điểm nổi trội của giống là lá bi bao kín nên tránh được nước mưa lọt vào gây hư trái và tránh được lũ két nhìn thấy hạt ngô sà xuống phá hoại.

Mỹ Đức là xã bãi ngang của huyện Phù Mỹ (Bình Định) đất đai bạc màu, cây lúa èo uột, năng suất kém nhất huyện. Qua 2 năm bà con canh tác giống ngô lai Max 07 của Cty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam đã cho hiệu quả.

Ông Lê Hoài Lam, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ cho biết: “Đất đai ở xã Mỹ Đức xấu lắm, ở đây có 218 ha đất lúa nhưng chỉ có 183 ha chuyên canh cây lúa, số còn lại do thiếu nước nên phải chuyển đổi cây trồng thường xuyên.

Riêng vụ 3 hàng năm, Mỹ Đức chỉ làm được 150 ha lúa, trong đó đã có đến 70 ha phải gieo khô vì không có nước SX. Do đó, năng suất lúa ở đây xếp loại thấp nhất huyện, ruộng tốt nhất chỉ hơn 50 tạ/ha, ruộng xấu chỉ khoảng 30 tạ/ha”.

Làm lúa không có ăn, nông dân đã “săn lùng” giống các loại cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế cao đưa vào SX. Sau nhiều năm canh tác ngô với nhiều loại giống nhưng chẳng có giống nào chịu nổi với vùng đất bạc màu này.

Năm 2013, nông dân Dương Văn Đức (43 tuổi) ở thôn An Giang Tây, xã Mỹ Đức tình cờ biết được giống ngô lai đơn Max 07, có nguồn gốc từ Thái Lan do Cty Phương Nam cung ứng có nhiều tính ưu việt, phù hợp vùng đất khó nêu mua về trồng.

Thấy hiệu quả, sang năm 2014 anh tiếp tục SX giống ngô này, đồng thời giới thiệu bà con trong làng làm theo. “Gia đình tui có 2 sào ruộng trồng ngô đã hơn chục năm, nghe có giống nào mới, hiệu quả là tui trồng, nhưng chưa bao giờ thấy có giống ngô nào cho hiệu quả cao như giống Max 07”, anh Đức nói.

Theo anh Đức, đất đai ở đây tuy xấu nhưng giống ngô lai Max 07 lại chịu. Đây là giống ngô ngắn ngày (95 - 100 ngày), thấp cây, lá đứng, độ đồng đều cao. Thân cây vững chống được đổ ngã, kháng được bệnh lá và bệnh thối đen tốt. Giống gieo mọc mạnh, cây con khỏe. Đặc biệt, lá bi bao kín nên tránh được nước mưa lọt vào gây hư trái và tránh được lũ két nhìn thấy hạt ngô sà xuống phá hoại.

“Mỹ Đức là vùng đất xấu mà giống ngô này cho năng suất khá đến vậy thì nếu đưa vào SX ở những vùng đất thuận lợi hơn chắc chắc sẽ cho năng suất rất cao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất với lãnh đạo huyện đưa giống Max 07 vào cơ cấu giống ngô tại địa phương để SX đại trà tại những vùng trồng ngô trọng điểm của huyện”, ông Ngô Đình Ba, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ.

“Mùa này két tập trung về đây nhiều lắm, mỗi đàn 5 - 7 trăm con. Nhờ lá bi bao kín, chúng không nhìn thấy hạt ngô nên không phá. Nếu không, đám ngô 2 sào của tui chỉ cần tích tắc là chúng dọn sạch”, anh Đức nói.

Tuy đây là vùng đất xấu, nhưng ngô lai Max 07 cho năng suất rất khá. “Những năm trước, khi còn làm những giống ngô khác năng suất đạt cao lắm cỡ 2 tạ/sào (500 m2), với giống này đạt đến 3 tạ/sào”, anh Đức cho biết thêm. Không chỉ đạt năng suất cao hơn, khi thu hoạch, bộ lá chân vẫn còn xanh nên người trồng còn có thể dùng cho bò ăn.

Anh Đức kể: “Nhà tui nuôi 2 con bò, sau khi thu hoạch trái, lá ngô thu về cho bò ăn được 1 tháng. Nếu không có lá ngô này, trong 1 tháng chúng phải ăn mất của tui 1 sào rạ mua khoảng 500.000 đồng. Thậm chí trong vụ 3 này không có rạ mà mua. Thân cây ngô và lá bao trái tui trộn hết vào phân bò, sau này mang ra bón cho cây trồng tốt lắm”.

Phù Mỹ là huyện có diện tích trồng ngô khá lớn với tập quán SX 3 vụ/năm. Do đó, giống ngô nào có thời gian sinh trưởng ngắn như Max 07 là rất phù hợp. “Những năm qua Phù Mỹ đã đưa nhiều giống ngô mới vào SX, thế nhưng chưa có giống nào nhiều ưu điểm dễ chấp nhận như Max 07.

08-49-04_2
Người nhà anh Đức tận dụng lá ngô làm thức ăn cho bò

Ngoài những ưu điểm đã nói trên, giống ngô Max 07 còn chịu điều kiện thâm canh trung bình, trái to, trọng lượng hạt lớn và hạt có màu cam đậm, thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng”, ông Phạm Văn Thành, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ đánh giá.

Theo ông Đào Văn Điều, Phó GĐ Cty Phương Nam, giống ngô lai Max 07 có mặt trên đất Bình Định đã được 3 vụ SX. Hiện nông dân đã trồng rải rác khắp các huyện với tổng diện tích 150 ha.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm