| Hotline: 0983.970.780

Ngóc ngách thị trường chuyển nhượng cầu thủ

Thứ Năm 11/01/2018 , 06:30 (GMT+7)

Khi một cầu thủ A chuyển sang đội B, đó không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa chuyên môn. Đằng sau đấy là những mối liên hệ lợi ích phức tạp, mà không phải người ngoài cuộc nào cũng hiểu.

Các đội bóng hiện nay luôn rất khôn ngoan khi mua bán cầu thủ

Ray Ranson, một cựu danh thủ người Anh, đã kiếm bộn tiền nhờ Quỹ quản lý tài sản mang tên ông - R2. Triết lý kinh doanh của Ranson rất đơn giản, ông bỏ mỗi năm khoảng một vài triệu bảng vào những nhóm cầu thủ được đánh giá là tiềm năng. Đổi lại, ông được hưởng phần trăm hoa hồng khi cầu thủ ấy được bán.

Hoạt động đầu tư của bên thứ ba này, xuất phát ban đầu từ Nam Mỹ, nơi những chú nhóc thường thiếu điều kiện tập luyện ban đầu, và buộc phải cậy nhờ những tay cò hoặc môi giới chuyển nhượng có máu mặt. Họ đến xem giò cẳng, ký hợp đồng làm đại diện với cha mẹ cầu thủ, trước khi chu cấp tiền và đứng ra thương lượng với những đội bóng muốn sở hữu. Cho tới trước khi sang châu Âu, nơi cấm sở hữu của bên thứ ba, những tay cò này không bao giờ chịu bỏ quyền sở hữu cầu thủ, mà chỉ bán phần trăm giá trị cầu thủ theo định giá thị trường.

Ranson học theo cách làm này, nhưng lách luật bằng điều khoản chia phần trăm giá chuyển nhượng. Ông cũng không bao giờ đầu tư vào những cầu thủ bắt đầu có tiếng, mà đa phần lựa chọn những người trẻ, trong độ tuổi từ 16 đến 18 để kinh doanh. Với thời hạn 2 năm, một cầu thủ được Ranson nhắm đến sẽ mang về khoảng 1-2 triệu bảng cho một CLB, đủ để họ trang trải chi phí trong cả mùa. Đổi lại, khi anh này đủ tuổi ký hợp đồng chuyên nghiệp và chuyển sang chơi ở đội bóng lớn, Ranson lãi gấp rưỡi.

Siêu sao Cristiano Ronaldo là một sản phẩm của dạng đầu tư này. Quỹ đầu tư có tên First Portuguese đã đầu tư 3 triệu bảng để mua phần trăm chuyển nhượng của anh cùng 5 đồng đội khác tại Sporting Lisbon. Khi đội bóng Bồ Đào Nha bán anh cho Man Utd với giá hơn 12 triệu bảng năm 2003, quỹ First Portuguese ăn một nửa tiền, nghĩa là chỉ riêng CR7 đã giúp quỹ này có lợi nhuận gấp đôi.

Cách sở hữu khôn ngoan này được biến đổi khi áp dụng ở các CLB. Tại Ý cách đây một thập niên, hình thức đấu giá để mua toàn quyền sở hữu cầu thủ giữa các đội rất phổ biến. Ví dụ, đội A đề nghị mua một nửa giá trị cầu thủ C từ đội B. Hết mùa, đội A và B cùng đề nghị một số tiền lên Ủy ban điều hành chuyển nhượng của xứ mỳ ống cho 50% giá trị còn lại. Đội nào đề nghị nhiều hơn sẽ có cầu thủ. Bằng cách này, một đội có thể bán được giá cầu thủ với giá cao hơn thời điểm ban đầu.

Một lựa chọn khác rất phổ biến hiện nay là cài điều khoản mua lại. Thay vì chịu rủi ro từ việc bán đi ngọc quý, giống trường hợp Inter để Philippe Coutinho ra đi, các đội cài điều khoản được phép mua lại cầu thủ trong khoảng bao nhiêu năm. Alvaro Morata là một trường hợp như vậy. Hè 2014, Real Madrid bán anh cho Juventus với giá 16 triệu bảng, mua lại anh bằng điều khoản cài sẵn 23 triệu bảng, rồi thu lãi gấp đôi khi bán cho Chelsea trong hè 2017, với giá 58 triệu bảng.

Xem thêm
Giáo sư Tô Ngọc Thanh trọn đời tâm huyết văn hóa dân gian

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, một nhân vật tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, vừa qua đời ở tuổi 90 vào sáng 24/4 tại Hà Nội.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.