| Hotline: 0983.970.780

Ngôi đền được hai giáo sư lên tiếng bảo vệ

Thứ Hai 02/03/2015 , 06:20 (GMT+7)

Đó là đền Đông Cuông ở huyện Văn Yên - Yên Bái. Đền được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm dọc sông Hồng. 

Ngôi đền không chỉ thờ những anh hùng người dân tộc thiểu số: Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng... đã góp sức cùng nhân dân cả nước thời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, đây còn là nơi thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Một thời ngôi đền này đã bị chính quyền địa phương doạ san ủi, khiến hai giáo sư Trần Quốc Vượng và Trần Lâm Biền phải lên tiếng bảo vệ...

Sau khi nhận được phản ánh của nhân dân và cơ quan chuyên môn về nguy cơ ngôi đền Đông Cuông bị chính quyền huyện Văn Yên - Yên Bái dùng máy ủi san phẳng để lấy đất làm ruộng, nhằm cứu ngôi đền, ngày 11-12/2/1993, hai vị giáo sư danh tiếng là Trần Quốc Vượng và Trần Lâm Biền đã lên tận Văn Yên, xuống khu vực xây dựng ngôi đền khảo sát, xem xét các thư tịch, sắc phong được nhân dân lưu giữ.

Hai vị giáo sư khả kính đã có văn thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội Văn hoá Dân tộc, Vụ Bảo tồn bảo tàng, Chủ tịch tỉnh UBND Yên Bái, GĐ Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Yên Bái (nay là Sở VH-TT&DL) nhằm ngăn chặn việc vi phạm di tích lịch sử văn hoá của chính quyền huyện Văn Yên khi đó.\

15-59-55_1
Văn thư của GS Trần Quốc Vượng và GS Trần Lâm Biền

Với sự phản ứng quyết liệt của hai vị giáo sư, cũng như thái độ không đồng tình của người dân và các cơ quan chuyên môn nên ngôi đền không bị phá huỷ.

Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái cho phép huyện Văn Yên: “Xây dựng lại ngôi đền Đông Cuông đúng trên nền ngôi đền cũ đã được sự đồng ý của Cục Bảo tồn bảo tàng, nay là Cục Di sản Văn hóa để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, thờ cúng các vị nhân thần có công trấn ải giữ nước phía Bắc, là điểm giáo dục lịch sử rất có giá trị ở nơi miếu biên niên”.

Đền Đông Cuông nằm ở trung tâm châu Quy Hoá đời Lý Trần, trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo, tại đây các thủ lĩnh người dân tộc thiểu số Tày Khao là các ông: Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương... đã sát cánh cùng với vua quan nhà Trần chặn đánh quân Nguyên Mông suốt dọc sông Hồng.

Theo ghi chép của các thư tịch cổ và truyền tụng trong nhân dân thì các ông Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương... đã tổ chức nhiều trận đánh các chiến thuyền của quân Nguyên Mông từ Lào Cai xuống tận Phù Ninh, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, Hà Đặc đã anh dũng hy sinh, Hà Chương bị giặc bắt.

15-59-55_7
Người dân khắp nơi tới đền để cầu cúng đầu năm

Nhân lúc sơ hở, Hà Chương đã mặc y phục và lấy cờ xí của giặc trốn thoát. Ông hiến kế với triều đình dùng y phục và cờ xí của giặc rồi trà trộn vào các doanh trại của chúng.

Khi bị đánh thì quân từ ngoài đánh vào, quân nội ứng của Hà Chương từ trong đánh ra, khiến cho quân giặc bị giết hại rất nhiều, tan vỡ từng mảng nên không thể chống đỡ nổi chúng phải ngược sông rút về Vân Nam.

Nhớ ơn những người có công giúp nước đánh giặc, nhân dân dựng đền thờ ngay sát bờ sông Hồng để thờ cúng. Theo "Đại Nam nhất thống chí", gọi đền Đông Cuông là đền Thần Vệ Quốc, trong "Kiến Văn tiểu lục", nhà bác học Lê Quý Đôn xếp đền Đông Cuông vào mục “dấu tích linh thiêng”.

15-59-55_4
Cây mít trên 300 năm tuổi nơi hằng năm treo cổ con trâu trắng hành lễ

Ông H, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên người hăng hái phá đền nhất đã tuyên bố hùng hồn với hai vị giáo sư: Sắp tới huyện sẽ thuê cần cẩu san bằng khu đền để lấy đất làm ruộng... Sau khi lên chức Chủ tịch UBND huyện được vài tháng thì xảy ra kiện cáo rồi bị kỷ luật do dính dáng tới chuyện gỗ lạt phải điều chuyển đi nơi khác. Con đường quan chức của ông này cũng gặp nhiều lận đận từ đó...

Đền Đông Cuông không chỉ thờ Thần Vệ Quốc mà nhân dân còn thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Cứ vào ngày Mão đầu năm (14 tháng giêng âm lịch) lễ hội đền Đông Cuông được mở ra, vật tế thần là một con trâu trắng. Buổi tế lễ bắt đầu từ 0 giờ, con trâu trắng sau khi được tắm rửa sạch sẽ bằng các loại lá thơm rồi treo lên cây mít trước cửa đền.

Cây mít mà các vị cao niên ở đây cho biết có tuổi đời trên 300 năm, một số cành đã mục, thân đã rỗng, nhưng bao nhiêu năm nay vẫn vững chãi toả bóng xuống sân đền.

Nhiều người chứng kiến giờ phút thiêng liêng treo cổ con trâu lên cây mít, sau một hồi giãy giụa thì tắt thở đầu quay vào đền. Người ta hạ con trâu xuống mổ tại sân đền làm cỗ cúng dâng lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và các vị Thần Vệ Quốc.

Đối diện với đền Đông Cuông là miếu Đức Ông Ghềnh Ngai bên kia sông Hồng thuộc xã Tân Hợp là phu quân của Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn. Từ 7 giờ sáng, lễ rước Mẫu từ đền Đông Cuông qua sông Hồng lên miếu Ông để hai người gặp nhau bàn việc nước.

Lễ đền Đông Cuông có hai lễ chính, sau lễ hội vào ngày Mão đầu năm lễ hội thứ hai được tổ chức vào ngày Mão tháng 9 âm lịch hằng năm. Vật tế lễ là gạo mới, cốm xanh và mổ một con trâu đen dâng lễ.

Năm 2001, tỉnh Yên Bái ra quyết định xếp hạng đền Đồng Cuông là di tích cấp tỉnh, năm 2009 Bộ VH-TT&DL cấp bằng di tích quốc gia.

15-59-55_5
Trống đại sẽ được đánh lên làm rung chuyển trời đất trước khi buổi tế lễ bắt đầu

Hằng năm, sau Tết nguyên đán hàng chục ngàn khách thập phương từ khắp nơi tới đền Đông Cuông chiêm bái cầu mong những điều tốt lành. 

Theo nhiều người sống quanh khu vực đền kể lại, sau năm 1979 đền bị xuống cấp, hư hại nặng nề, nhất là sau khi chính quyền huyện Văn Yên chủ trương phá đền thì một số đồ thờ cúng bị vài người mang về sử dụng. Tai hoạ đã ập xuống nhiều gia đình, buộc họ phải mang trả lại đền.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm