| Hotline: 0983.970.780

Ngổn ngang giá mía, giá đường

Thứ Hai 28/06/2010 , 15:44 (GMT+7)

Niên vụ mía đường 2009/2010 đang dần khép lại, nhưng nhiều vấn để bức xúc vẫn tiếp tục được "xới lên" trong cuộc họp giữa Bộ NN- PTNT với các NM mía đường phía Nam vừa tổ chức tại TPHCM.

Niên vụ mía đường 2009/2010 đang dần khép lại, nhưng nhiều vấn để bức xúc vẫn tiếp tục được "xới lên" trong cuộc họp giữa Bộ NN- PTNT với các NM mía đường phía Nam vừa tổ chức tại TPHCM.

Theo các chuyên gia mía đường, hiện tình trạng thu hoạch và ép mía non đang làm tổn thất mỗi năm chừng 24.000 tấn đường, tương đương với khoảng vài trăm tỷ đồng. Nguyên nhân chính vẫn do nhiều NM vẫn xé rào lịch thời vụ, cho NM chạy máy sớm ngay khi mía vẫn chưa đạt đến chữ đường cần thiết (từ 8 chữ đường trở lên). Ông Nguyễn Thành Long, TGĐ Cty CP Mía đường Cần Thơ thừa nhận “Khi trong vùng đã có NM ép mía sớm, thì các NM khác cũng sẽ thấy sốt ruột, lao vào ép theo”. Ép mía non không chỉ làm ngành đường thiệt hại, mà nông dân bán mía non cũng tổn thất không nhỏ. Ông Đỗ Thành Liêm, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Khánh Hoà nhẩm tính, chỉ vì bán mía sớm 1 tháng, nông dân vùng mía ở tỉnh này đã mất đứt 50 tỷ đồng trong niên vụ vừa rồi.

Thế nhưng vì sao nông dân vẫn sẵn sàng bán mía non? Một vị lãnh đạo của Cty CP Đường Bourbon nói thẳng, lỗi là do ngành mía đường khi các NM vẫn tính giá mía theo giá đường. Giá đường cao thì sẽ mua mía với giá cao và ngược lại. Trong khi đó, thời điểm trước mỗi vụ ép, lượng đường trong kho của các NM gần như đã cạn, giá đường trên thị trường thường cao, do đó NM nào ép mía sớm thường đưa ra giá mua mía khá cao. Sau đó, khi đã vào đúng vụ, lượng đường đã nhiều, giá đường trên thị trường hạ nhiệt, giá thu mua mía cũng sẽ được các NM giảm theo. Chính điều này đã làm nảy sinh sự so sánh về giá mía trong tâm lý nông dân, và vì thế nhiều hộ trồng mía đã sẵn sàng bán mía sớm khi còn non để được hưởng giá mua cao.

Việc tính giá mía theo sự lên xuống của giá đường (giá mía bằng 60% giá đường), thực sự chưa mang lại hiệu quả mong muốn cho nông dân. Theo ông Nguyễn Văn Lộc, TGĐ Cty CP Đường Biên Hoà, trong niên vụ vừa rồi, diện tích trồng mía khoảng 260 ngàn ha, sản lượng đường gần 900 ngàn tấn. Nếu đem sản lượng đường chia cho diện tích, thì mỗi ha chỉ thu được 3,5 tấn đường. Nếu nhân với giá đường lúc cao nhất là 20.000 đ/kg, thì mỗi ha đạt giá trị 70 triệu đồng. Trong đó, phần của nông dân là 42 triệu đồng (60%). Trừ đi chi phí SX cho mỗi ha là 20 triệu đồng, nông dân chỉ còn lời trên 20 triệu đồng.

Việc quy hoạch lại vùng mía nguyên liệu ở các địa phương với những chính sách và chế tài đi kèm, cũng đang là một vấn đề được nhiều NM quan tâm. Thực tế hiện nay cho thấy do vùng mía nguyên liệu chưa được làm đúng theo quy hoạch, chưa có những chính sách, chế tài đi kèm, nên nay trồi mai sụt.

Thế nhưng không phải lúc nào giá đường cũng ở mức cao như trên, vì giá đường ở nước ta, nhiều khi không được tính trên giá thành, mà lại phục thuộc vào giá đường…nhập lậu từ Thái Lan. Bởi thế, lợi nhuận của nông dân thấp hơn nhiều. Và đây chính là nguyên nhân khiến vùng nguyên liệu mía ở các địa phương hiện rất bấp bênh, nhiều nông dân vẫn sẵn sàng bỏ mía để chuyển sang các cây trồng khác. Chính vì thế theo ông Lộc, để nông dân sống được, giá đường phải luôn được giữ ở mức ít nhất là từ 15.000-20.000 đ/kg. Để làm được điều này, cần có bàn tay của Nhà nước. Bởi theo kinh nghiệm từ Thái Lan, để giữ ổn định ngành mía đường, Chính phủ nước này thường định giá bán đường trong nội địa khá cao, cao hơn cả giá XK.

Cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác, để thu mua mía nguyên liệu, hầu hết các NM đường vẫn đang phụ thuộc vào các thương lái. Tuy nhiên sự phụ thuộc tới mức thái quá, thì NM lại đang bị chính thương lái chi phối, thương lái mặc sức thao túng giá mua mía nông dân và giá bán mía cho NM. Mặt khác, việc không mua mía theo chữ đường mà chỉ mua xô cũng đang khiến các NM đường bị thiệt hại không nhỏ, khi các thương lái cố tình độn tạp chất vào mía. GĐ một Cty mía đường ở ĐBSCL nói thẳng, hiện tỷ lệ tạp chất trong mía lên tới 2-4%. Chính vì thế, ngành mía đường và bản thân từng NM nên tổ chức lại hệ thống thương lái, giống như bên ngành lương thực đang làm. Theo đó, thương lái phải tuân thủ giá mua mía do nhà máy đưa ra, không được ép giá nông dân.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm