| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Đà Nẵng lại xa khơi

Thứ Tư 08/02/2012 , 19:54 (GMT+7)

Cứ mỗi mùa mưa bão đến ngư dân Đà Nẵng lại phải gồng mình chống chọi với bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào vùng biển nơi mà họ ngày đêm bám trụ để mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Để giảm bớt được thiên tai trên biển, năm nào cũng như năm nào đến độ ngày rằm tháng giêng (âm lịch), ngư dân nơi đây lại tổ chức linh đình lễ cầu ngư mong cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi vào lộng được vẹn toàn, tôm cá đầy khoang.

          Chúng tôi trở lại Đà Nẵng vào thời điểm hầu hết ngư dân trong Thành phố từ quận Thanh Khê đến quận Liên Chiểu, Hải Châu, Sơn Trà…đang tất bật sửa soạn tàu thuyền, chuẩn bị ngư cụ, chài lưới, dầu mỡ cho ngày đầu ra khơi. Trên mỗi mũi thuyền là mỗi lá cờ tổ quốc phấp phới tung bay trước gió xuân.

Ngư dân Đà Nẵng làm lễ cầu ngư cho mùa đánh bắt mới

          Ông Hồ Phó, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng nói: “ Đà Nẵng có gần 1 vạn ngư dân thường xuyên đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; trong đó chủ yếu là nghề đánh bắt. Toàn TP có gần 2.000 tàu thuyền (1.653 tàu thuyền đánh bắt xa bờ) tất cả đều được trang bị đầy đủ các tiện nghi. Ngoài việc đánh bắt, lực lượng này còn góp phần tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khu vực”. Cũng theo ông Phó, riêng năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của 2 cơn bão đổ bộ làm hư hỏng tàu thuyền, thiện hại về người và tài sản nhưng ngư dân Đà Nẵng vẫn kiên quyết bám biển đánh bắt với sản lượng đạt 34.500 tấn, doanh số 416 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 120 triệu USD.

            Chúng tôi về quận Thanh Khê, một trong 3 quận thành phần ngư dân chiếm tỷ lệ khá đông đang tổ chức rầm rộ lễ cầu ngư đầu năm. Phó Chủ tịch UBND quận, trưởng ban tổ chức lễ cầu ngư cho biết: “Năm nào cũng như năm nào cứ đến ngày 15-16 tháng giêng (âm lịch) chính quyền cùng ngư dân trong quận long trọng tổ chức lễ cầu ngư trước lúc xa khơi. Đây là nét văn hóa đặc thù của ngư dân Đà Nẵng. Trong lễ cầu ngư có các hoạt động như tế lễ nghinh thần, đánh trống khai hội, múa cờ, trình tường, dâng hương…Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao vui chơi giải trí như thi ngoáy thúng, kéo co, hát bài chòi, thả hoa đăng…”.  

          Ngư dân thâm niên trong nghề chài lưới Nguyễn Văn Hạnh phấn khởi nói: “Chúng tôi làm lễ cầu ngư đầu năm mong được mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân ra khơi vào lộng được vẹn toàn, tôm cá đầy khoang. Đây cũng là dịp để ngư dân ôn lại nét đẹp truyền thống văn hóa bao đời để lại. Nếu lễ cầu ngư tổ chức được suôn sẻ thì coi như trong năm đó ngư dân chúng tôi đánh bắt thắng lợi”.

          Còn ngư dân Nguyễn Hải Đăng thì cho rằng: “Nhờ được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, TP, quận, phường giúp dân củng cố tàu thuyền, ngư cụ, xăng dầu, chài lưới cũng như chế độ bảo hiểm cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Với sự quan tâm trên, ngư dân Thanh Khê chúng tôi nói riêng, ngư dân dân Đà Nẵng nói chung luôn thực hiện đúng mọi quy định đánh bắt của pháp luật đề ra, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc”.

                                                       

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.