| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Việt ở Mỹ: Quay về với nghề nông

Thứ Sáu 07/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Có khoảng 8.000-10.000 người Việt sống tập trung ở khu đông New Orleans trong vòng bán kính chưa đến 2km./ Lần thứ ba tay trắng

Cộng đồng ngư dân này, bị ảnh hưởng nặng nề từ bão Katrina và sự cố tràn dầu, nay tìm cách cùng tồn tại và cùng nhau quay về nghề nông, bền vững hơn việc trông chờ vào sự may rủi ngoài biển cả.

Vùng đông New Orleans chiếm 60% diện tích đất đai của thành phố nhưng dân số chỉ chiếm 20%. Trước cơn bão Katrina năm 2005, khu vực này có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều người nghèo. Sau bão, tình hình còn tệ hơn khi bệnh viện không có, các dịch vụ cơ bản cũng thiếu thốn.

Theo Bui Tap, một người dân địa phương, nhiều người di tản tránh bão và rồi không muốn quay lại. Tháng 10/2005, hơn 2.000 người đã quay lại rồi dần đến những người khác.

Bỏ lưới cầm cuốc

Trong khi đó, thực thi một kế hoạch tổng thể khẩn cấp, thị trưởng New Orleans Ray Nagin đã biến một vùng cây cối gần khu cộng đồng người Việt thành một bãi rác bởi những tàn tích của nhà cửa khắp thành phố cần có chỗ xử lý.

Nhưng rồi cả thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác cũng được chôn ở đây, ngay gần vùng ngập nước và khu bảo tồn thiên nhiên. Bui nói việc này đã khiến lần đầu tiên ở New Orleans, các sắc dân, dù là da trắng hay da màu, đã đồng lòng đứng lên phản đối, yêu cầu đóng cửa bãi rác.

“Chúng tôi tuần hành bên ngoài tòa thị chính”, Bui kể. Nhóm còn kéo nhau lên Baton Rouge, nơi có tòa nhà Thống đốc bang Louisiana. Bui nói lần đầu tiên “chúng tôi, những người gốc Việt cảm thấy mình là công dân Mỹ thực sự. Trước đó chúng tôi chỉ thực hiện việc đóng thuế. Cộng đồng người Việt đã hòa nhập hơn với xã hội Mỹ”.

Nỗ lực của họ đã được đền đáp: Bãi rác phải đóng cửa và hơn 182.000 m3 rác xây dựng được chuyển đi nơi khác. Rồi lại đến sự cố tràn dầu. Bui nói 40.000 người Việt làm việc trên vịnh Mexico, 1/3 làm trong ngành hải sản. Mất sinh kế, người Việt còn chịu thêm các vấn đề về sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần.

“Đặc biệt đối với nhưng ông bà già, đây đúng là họa vô đơn chí bởi đối với họ, “tôi đánh cá nghĩa là tôi tồn tại”. Có thêm nhiều người Việt bị trầm cảm, nhiều người đâm ra rượu chè tối ngày.

Sau khi cùng nhau một lần nữa đứng lên đòi công lý, đòi BP bồi thường, cộng đồng ngư dân người Việt đã phải ngồi lại để gấp rút tìm công việc mới, trong khi chờ nguồn tôm cá ở vịnh Mexico hồi phục. Rồi người ta tìm gặp một chuyên gia hướng dẫn nghề nuôi trồng thủy sản.

Một khóa học hai ngày đã mang tới cho họ phương cách mới để sinh sống: Trồng trọt kết hợp nuôi thủy sản. Ở giai đoạn thử nghiệm, ngư dân gốc Việt học nuôi cá chép Koi, một số loại cá da trơn, cá bluefish…

Rồi họ thử nghiệm phương pháp canh tác “aquaponics”, nghĩa là mô hình vừa chăn nuôi thủy sản vừa trồng cây. Đồ thải từ cá trở thành phân bón cho cây trồng chứ không gây hại môi trường, làm bẩn các nguồn nước tự nhiên.

“Đáng ngạc nhiên là những ngư dân mất sinh kế vì vụ tràn dầu nay đã có cách để bù đắp 100% thu nhập trước đây”, Bui nói. Trừ đi chi phí marketing và phí vận chuyển, thành viên các hợp tác xã nông nghiệp kiểu này thu lời 80 xu trên một dollar bỏ ra đầu tư. Bây giờ các mô hình aquaponics có ở khắp các khu vườn người Việt trong vùng

Giữ gìn nếp xưa

Trung Ban Tran, 78 tuổi, và bà Tho vợ ông, 72 tuổi, ngày nào cũng ra vườn làm việc. Khu vườn ken đặc các loại rau quả, bò lổm ngổm dưới đất, bám chi chít trên tường, sum suê trên hàng rào, lủng lẳng nhờ giàn dây bắc trên đầu. Đối với ông bà, chăm sóc, thu hái rau quả tươi không chỉ là cách sống truyền thống và trong lành, mà còn là nguồn thu bền vững.

10-32-01_urbnfrming_hnson_03

Ông bà Tran nói tiếng Anh khá yếu và con gái út, cô My, phải thông dịch cho họ mỗi khi có khách là người bản địa. Ông Tran cũng từng là một ngư dân.

Nhưng mẹ ông Tran, nay đã qua đời, mới là người khởi xướng việc làm vườn. Ngay từ khi chuyển đến đây, bà bắt đầu trồng một số loại rau quả và cây thuốc truyền thống của người Việt, phần lớn hạt giống được gửi qua từ Việt Nam. “Ba mẹ tôi chủ yếu trồng rau”, cô My Tran nói. “Mùa hè, chúng tôi trồng mướp đắng”.

Mùa nóng, họ trồng bí, rau muống, tiêu và đủ loại rau thơm. Mùa lạnh thì có rau diếp, cải ngọt, cải đỏ... Trước đây họ vừa bán, vừa để ăn. Nay ông bà Tran đã già nên chỉ còn trồng phục vụ gia đình, họ hàng.

Trước đây, người Việt ở New Orleans có hai nghề chính là đánh cá và làm nông nghiệp (ở vùng ngoại ô, vùng nông thôn). Nhưng nay có thêm nghề thứ ba là làm vườn ở khu vực đô thị.

Đức cha Vien Nguyen nói: “Cộng đồng người Việt ở đây là một xã hội nông nghiệp. Họ gắn bó với đất đai. Ngay cả bọn trẻ nếu có chuyển vào thành phố, vào dịp cuối tuần, chúng vẫn quay về và chúng nói với mọi người là chúng “về nhà”.

Nhưng liệu giới trẻ có còn tiếp tục nghề làm vườn của bố mẹ? “Ba mươi năm trước khi chúng tôi đến vùng đất này, bọn trẻ đâu có hứng thú”, đức cha nói với một nụ cười. “Nhưng bọn trẻ hồi ấy giờ không còn trẻ nữa và họ đã quay lại vùng đất này. Làm vườn là một sự tiếp nối, một nhu cầu trong tâm hồn người Việt chúng tôi”.

Và theo cha Nguyen, đối với nhiều người gốc Việt ở đây, có thể trồng thứ gì đó đem ra chợ bán được là điều quan trọng. Ngay cả khi họ chỉ kiếm được chút ít, điều đó cho họ cảm giác độc lập. Họ có thể mang tiền làm từ thiện thay vì phải hỏi xin con cái.

(Theo Times-Picayune; asla.org; nola.com)

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.