| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân "xuất ngoại" thuê mặt nước bắt cá

Thứ Hai 22/08/2011 , 08:13 (GMT+7)

Đại bộ phận người dân khu vực biên giới Tây Nam than rằng “năm nay lũ nhiều nhưng cá về chưa được bao nhiêu”. Thế là, một số ngư dân đã "đánh liều" sang bên kia biên giới thuê mặt nước bắt cá với hy vọng thâu tóm những đợt cá trôi từ phía thượng nguồn về.

Anh Nguyễn Văn Vũ đang kiểm tra lượng cá đã vào trong đú

Hiện nay lũ đã về nhiều, hầu khắp các cánh đồng thuộc khu vực biên giới Tây Nam như chìm trong biển nước. Thế nhưng đại bộ phận người dân than rằng “năm nay lũ nhiều nhưng cá về chưa được bao nhiêu”. Thế là, một số ngư dân đã "đánh liều" sang bên kia biên giới thuê mặt nước bắt cá với hy vọng thâu tóm những đợt cá trôi từ phía thượng nguồn về.

Cá chưa nhiều

Mùa nước nổi năm nay, ngư dân ở hai tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu vô cùng phấn khởi khi nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về. Các làng nghề như câu lưới, lợp lờ, đóng xuồng được dịp ăn nên làm ra. Thế nhưng, đến thời điểm này, đi thực tế đến các huyện đầu nguồn lũ, chúng tôi lại nghe không ít ngư dân than phiền, năm nay giá cả các ngư cụ phục vụ đánh bắt cá đều tăng cao. Vậy nhưng, bước qua con nước rằm tháng bảy mà cá chưa về nhiều.

Với gần chục năm trong nghề khai thác đáy dưới kênh Vĩnh Tế thuộc xã An Nông, huyện Tịnh Biên (An Giang), ông Nguyễn Văn Chiến cho biết: Chỉ 2-3 năm trước thôi, khi con nước tháng bảy vừa nhảy khỏi bờ là cá linh, cá tạp từ thượng nguồn theo sông Hậu rồi chạy vào kênh Vĩnh Tế này nhiều vô kể. Thời điểm đó, chỉ với một miệng đáy đặt dưới lòng kênh mà mỗi ngày tụi tui hứng không dưới 2- 3 tấn cá linh, chưa kể cá tạp. Mười hai anh em nhân công chia làm hai nhóm để thay phiên nhau đổ cá lên xuồng liên tục rồi chở vô mé kênh rọng lại trong mùng để chờ bạn hàng tới cân. Nhiều lúc cá vô đầy kín cả đáy, cả nhóm không thể nhấc lên nổi  đành phải mở túi cho cá ra bớt, chứ không bị sạt đáy hoặc trôi mất luôn cả đồ nghề. Còn bây giờ thì cá vô ít quá, ngày nào nhiều lắm cũng chỉ được khoảng 100 kg, kể cả cá tạp. Số anh em nhân công làm đáy năm nay cũng bị giảm đi phân nửa”.

Tuy vậy, ông Chiến cũng hy vọng trong những ngày tới cá sẽ về nhiều hơn theo con nước để dân nghèo nơi đây có thu nhập cho qua mùa nước nổi.

Đi thuê mặt nước

Việc khai thác thủy sản mùa nước nổi hiện nay người dân ĐBSCL thực hiện một cách khá thoải mái, ngoại trừ các trường hợp bị cấm do khai thác theo kiểu tận diệt như dùng lưới cước, cào hay xiệc cá bằng xung điện. Ngược lại, ở nước bạn Campuchia, việc đánh bắt cá phải được trình báo với chính quyền địa phương và phải đóng thuế rõ ràng, nếu không sẽ bị tịch thu phương tiện và cả việc bắt giữ người.

Tuy nhiên, vì hiếm nguồn cá, nhiều ngư dân đã sang nước bạn đăng kí nộp thuế để được bắt cá. Những ngư dân này cho biết, bên ấy bạn cho thuê cả cánh đồng với số tiền đổi ra bằng 3-4 kg vàng nhưng ngư dân vẫn đảm bảo có lời vì lượng cá tập trung dầy đặc như... cá nuôi trong ao.

Đối với những vùng giáp biên giới với ta thuộc các huyện, thị xã như An Phú, Tân Châu, Châu Đốc, Tịnh Biên thì mức thuê mặt nước thấp hơn nhiều. Cụ thể như ngư dân ở huyện đầu nguồn An Phú, thị xã Tân Châu khi sang nước bạn thuê mặt nước sẽ được tính với mức giá 5 triệu đồng/mét chiều ngang (chiều dài là không giới hạn). Còn tại các cánh đồng giáp ranh với thị xã Châu Đốc và huyện Tịnh Biên thì ngư dân được thuê theo chiều dài với mức giá từ 18-30 triệu đồng/km.

Theo ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, dự báo năm nay lũ sẽ đạt mức báo động III nhưng không đáng ngại vì ngành chức năng và người dân đã chủ động ứng phó.

Lũ về sớm và nhiều sẽ giúp cải thiện môi trường, hệ sinh thái vùng ĐBSCL như bồi đấp phù sa, rửa sạch đồng ruộng, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn. Ngoài ra, nó còn mang theo tôm cá, sản vật giúp cho dân nghèo có kế mưu sinh bằng các nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ.

Anh Nguyễn Văn Vũ ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên cho biết, không phải bây giờ mới có chuyện người dân mình sang nước bạn để thuê mặt nước bắt cá. Tuy nhiên năm nay người dân sang đông hơn vì bên mình cá ít. Anh Vũ tính toán, cứ mỗi km lưới cước và các dụng cụ khác làm đăng thì chi phí không dưới 15 triệu đồng, cộng với tiền thuê mặt nước 18 triệu đồng/km, vốn phải hơn 30 triệu đồng thì mới làm nổi. Đây là một số tiền khá lớn đối với những lao động nghèo.

Tuy nhiên, chỉ cần trúng đậm hai con nước rằm và 20 hàng tháng coi như đủ vốn thì cũng không có gì đáng ngại. Để chứng minh, anh Vũ mời chúng tôi lên chiếc xuồng máy vượt kênh Vĩnh Tế, băng qua cánh đồng cánh đồng An Phú đến địa phận xã Komnóp. Tại đây, với đường đăng dài 2 km, anh Vũ đặt 6 cái đú hứng cá. Cái đầu tiên nằm kề với trạm gác biên phòng của nước bạn, anh Vũ thòng chân xuống nước để móc cái đú nặng ì dưới độ sâu khoảng 2 mét. Cá từ trong đú nhảy tung téo với khoảng 20 kg.

Từ cái đầu tiên đến cái thứ tư, cá chạy vào khá bằng nhau, nhưng cái thứ năm thì anh Vũ khẳng định, cái này nhiều hơn hẳn. Thật đúng như lời anh Vũ nói, khi mới vừa đưa đú lên, đụng mặt nước thì bụng đú bị oằn xuống vì có gần 100 kg cá đang mắc kẹt bên trong. Chiếc xuồng cui cũng nghiêng hẳn về một bên bởi sức nặng của cá và cả hai người đứng kéo đú. Chúng tôi phải tập trung ngồi bên kia đối diện để giữ thăng bằng cho chiếc xuồng khỏi bị lật úp. “Cái này là mới buổi sáng thôi, còn hai đợt chiều và khuya nữa. Con nước 20 thì cá nó chạy vô nhiều dữ vậy đó” - anh Vũ phấn khởi cho hay.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm