| Hotline: 0983.970.780

'Ngược dòng' minh oan trưởng thôn

Thứ Năm 22/06/2017 , 13:15 (GMT+7)

Trong đời làm báo, đôi khi chúng tôi phải "ngược dòng" dư luận để đi tìm sự thực. Trong câu chuyện này, chúng tôi đã ngược dòng lũ cuốn và ngược cả dòng dư luận để "minh oan" cho một trưởng thôn vốn bị nghi ngờ "xà xẻo" tiền cứu trợ lũ lụt.

Quay cuồng giữa lũ dữ

Con thuyền gắn máy nổ 20 sức ngựa rú ga nghèn nghẹt, khói xả mù mịt, gió thổi thốc lên cũng không làm tan được. Nước xiết bạc màu réo liên hồi dưới thân thuyền. Lúc lúc lại nghe ục một phát. Bác Tài (ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) - lái thuyền hét trong mưa: “Không can chi mô, củi lụt trôi đụng thuyền đó. Thuyền tui chưa chết máy trong lũ khi mô cả. Có chi thì nơi theo dòng lũ chứ đừng gắng sức bơi cắt qua sông nghe”.

Cơn lũ cuối năm 2016 về gấp như nước đổ vào chậu thau. Mờ sáng, tôi cùng mấy anh bạn đồng nghiệp lội mưa chạy vòng qua đường Hồ Chí Minh mới về được thị trấn Quán Hàu để đi cứu trợ cho bà con vùng Hàm Ninh, Tân Ninh, Hiền Ninh... đang bị lũ bao vây, uy hiếp.

16-17-23_nnvn__1-_pv_bo_
PV Báo NNVN bơi thuyền thúng tác nghiệp trong lũ

Đưa được khoảng 50 thùng mì tôm xuống thuyền, chúng tôi vội vã cắt chéo dòng Nhật Lệ để tìm đường ngược lũ. Sông Nhật Lệ ngầu nước tống về xuôi. Giữa hai trụ cầu Quán Hàu như bị dồn nén, nước lũ xiết qua tạo nên con sóng cao gần cả mét. Bác Tài hô mọi người ngồi vững rồi kéo hết ga cho thuyền xé lũ vượt sóng.

Đến giữa trụ cầu, nước xiết hung dữ hãm con thuyền lại và cứ gìm luôn tại đó. Sức rướn con thuyền chưa đủ thắng lũ xuất, nước lũ cuộn rác rều tống vào thuyền nhưng cũng chưa thể đẩy lùi. Một lúc lại nghe phía chân vịt đánh “khục” và con thuyền chao đảo, sóng đánh nước tạt ào vào thuyền. Bác Tài hét trong mưa và tiếng gào của lũ: "Chân vịt đánh trúng củi lũ đó. Mọi người bình tĩnh. Thuyền chưa chìm được mô”.

Tiếng máy thuyền lúc đuối, lúc gào. Khói đặc trộn mưa như rớt vào lại lòng thuyền khét lẹt. Nếu lúc này, con thuyền yếu ga bị sóng đẩy lùi là lập tức bị lật ngay tức khắc. Ai cũng gần như nín thở. Hơn chục phút trôi qua mà thuyền vẫn chưa nhích lên được chút nào. Phía trước, một đám rều rác, củi mục theo lũ tống như bắn về hướng đối diện với con thuyền.

Tiếng bác Tài hối hả: “Mọi người thắt áo phao cho chặt”. Tiếng máy thuyền rú bần bật. Đúng lúc, con thuyền chẻ được ngọn sóng vượt lên. Đám rều sượt qua mạn thuyền, đập vào đuôi thuyền nghe khùm khùm. “Thoát rồi” - tiếng bác Tài hô lên làm mọi người như sực tỉnh.

Chia sẻ với bà con khó khăn trong lũ lụt, chúng tôi lại vội vã quay về. Thuyền vừa chớm ra khỏi thôn Hữu Tân (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh), gió đông gằn đẩy lũ thành sóng dữ. Một con sóng lớn chồm tới hất ngược mũi thuyền lên cao làm mọi người chao đảo.

Thêm một con sóng đánh ập vào, nước xói ngược lên quét qua mọi người trên thuyền. Ai cũng sũng nước. Tôi chỉ kịp lập cập nhét chiếc máy ảnh bị ướt vào túi. Nhìn qua, nước lũ từ chiếc máy ảnh chuyên dụng đắt tiền của một đồng nghiệp tong tong nước chảy ra từ ống kính.

16-17-23_nnvn__2-_pv
PV Báo NNVN đến với người dân vùng lũ

Hôm sau, lũ càng lên nhanh ở vùng phía bắc Quảng Bình. Chúng tôi lại tất tả chạy về nam Quảng Trạch. Đường về xã Quảng Hải chìm trong biển lũ. Bên đầu cầu Quảng Hải, bác Chiến bơi chiếc thuyền thúng tròn làm bắng tre để lùa mấy con trâu lên trên cầu tránh lũ. Tôi nhã ý mượn chiếc thuyền thúng để bơi vào làng. Thấy tôi có vẻ bơi lội được lại thêm chiếc ba lô phao thắt chặt vào lưng như vật đảm bảo, bác Chiến vui lòng cho mượn. Lên thuyền, tròng trành như đưa võng. Chút nữa thì tôi đã bị lộn cổ xuống nước.

Bác Chiến chỉ tay: “Nếu có bị lật thuyền thì cứ bám lấy cái mái chèo đưa về cho tui”. Chèo tập sự mấy vòng cho quen tay, rồi tôi bẻ hướng nhằm thôn Tân Hải cách đó chừng cây số mải miết ngoáy mái chèo. Sau đó mấy hôm, khi đưa hàng cứu trợ về cho bà con, nhiều người trong thôn còn nhắc: “Hôm đó, thấy chú bơi phao vô làng mà cứ tưởng người đi tìm trâu bị lũ trôi”.
 

Giải oan cho trưởng thôn

Rời Quảng Hải được mấy hôm, tôi và một số đồng nghiệp lại quay về để minh oan cho các bác trưởng thôn ở đây.

Ông Cao Xuân Pha - trưởng thôn Vân Nam (xã Quảng Hải) gầy tóp, râu ria lởm chởm, mắt trũng sâu. Ông cho hay, thôn có gần 220 hộ. Khi bị lũ thì thiệt hại cũng sàn sàn nhau.

Nhiều đoàn cứu trợ, nhà hảo tâm cứ đi về tận thôn để trao quà cứu trợ cho bà con. Những ngày đầu, có đoàn có vài chục suất quà nên lãnh đạo thôn hội ý ưu tiên cho các hộ gia đình neo đơn, gia đình chính sách nhận trước. Rồi sau đó cứ lần lượt phân bổ hết các gia đình trong thôn. Khó thay, định suất quà lại chẳng giống nhau, đoàn này cả quà lẫn tiền mặt có tổng trị giá chừng hai, ba trăm ngàn. Nhưng đoàn sau có điều kiện hơn lại lên đến cả triệu bạc.

Gia đình được ưu tiên nhận trước thì quà cũng khiêm tốn, gia đình nhận sau được trị giá gấp đôi, gấp ba. Phân bổ làm sao cho đều mới là chuyện vượt qua tầm với của ông trưởng thôn. Mấy hôm trước, có đoàn cứu trợ đến trao tận tay cho bà con. Danh sách được thôn lập lên phân bổ cho 20 nhà đợt sau cùng (những gia đình này có thiệt hại nhưng kinh tế khá vững nên xếp nhận cứu trợ sau cùng).

Nhà khá giả, nhận quà sau cùng nhưng số tiền đến 2 triệu đồng. Số tiền nhận được gấp năm, mười lần các hộ gia đình khó khăn được nhận trước đó. Nhiều hộ nhận xong, tự tìm đến bác trưởng thôn nhờ gửi lại để chia đều cho các hộ mới chỉ nhận được vài trăm ngàn đồng. Thấy bà con nói có lý, ông Pha lại tất tả đi các hộ nhận lại tiền để lại chia thêm cho các hộ khó khăn. Cả 6 thôn ở Quảng Hải đều đồng lòng làm như vậy. Việc tình làng nghĩa xóm chỉ có vậy.

16-17-23_nnvn_3-_tro_qu
PV Báo NNVN trao quà hỗ trợ người dân bị lũ làm sập, trôi nhà tại Quảng Bình

Hôm sau, một số tờ báo đưa tin ầm ĩ cho rằng các trưởng thôn ở Quảng Hải xà xẻo tiền cứu trợ, thu lại tiền cứu trợ để chia cho gia đình người thân. Rồi báo chí phỏng vấn cả lãnh đạo tỉnh, cả đại biểu Quốc hội. Ai cũng nhấn mạnh “sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật”. Không chỉ ông Pha, cả 6 trưởng thôn ở Quảng Hải cứ rũ ra như tàu chuối héo.

Theo ông Cao Xuân Ngọc - Chủ tịch UBND xã Quảng Hải thì việc làm của các thôn xuất phát từ sự tự nguyện của các gia đình được nhận quà hỗ trợ với số tiền lớn. Tuy nhiên, việc làm này đã sai với mục đích của các nhà hảo tâm nên cần nghiêm khắc kiểm điểm và rút kinh nghiệm.

"Các trưởng thôn cũng vì nôn nóng trong việc tạo sự công bằng cho bà con mình nên đã có việc làm trên. Họ cũng không có biểu hiện xà xẻo hay vụ lợi gì. Chúng tôi gấp rút chỉ đạo động viên bà con nộp lại số tiền mà thôn đã phát để trả lại cho các gia đình được đoàn trao”, ông Ngọc nói.

Số tiền được thu hồi để trả lại đủ cho những gia đình được nhận quà. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ kiên quyết góp lại cho thôn. Các trưởng thôn thì buồn lắm. Ông Pha tâm sự: “Nhà ở cạnh nhau, thiệt hại do lũ lụt cũng như nhau. Nhà có khó khăn nhiều thì nhận được quà, dăm bảy trăm ngàn. Nhà ít khó khăn thì nhận được suất cứu trợ vài triệu bạc. Mà tiền quà cứu trợ trị giá bao nhiêu làm sao trưởng thôn biết được. Chỉ khi nhà hảo tâm đến trao trực tiếp mới thấy chớ. Muốn làm cho công bằng thì bị chê trách, thậm chí bị lên án bởi báo chí. Có buồn mô bằng không?”.

Loạt bài "Nỗi niềm trưởng thôn" trên Báo NNVN như đã minh oan cho các trưởng thôn ở xã Quảng Hải, xã Quảng Trung. Gặp lại sau này, ông Pha cứ cầm tay tôi lắc lắc: “Cảm ơn Báo NNVN nhiều lắm. Nhờ đó mà chúng tôi được dư luận hiểu ra phần nào. Viết như báo NNVN chúng tôi thấm lắm. Cái nào sai thì sửa, cái nào vì sự công bằng cho bà con thì chia sẻ, động viên”…

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lửng lợn Đông Dương, gà lôi trắng xuất hiện ở đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Một con lửng lợn Đông Dương và đàn gà lôi trắng quý hiếm được nhân viên Vườn quốc gia Bạch Mã ghi hình được sau khi xuất hiện tại khu vực đỉnh Bạch Mã.