| Hotline: 0983.970.780

Người bán báo dạo lừng danh

Thứ Sáu 22/06/2012 , 09:10 (GMT+7)

Mấy chục năm làm nghề bán báo dạo, Phạm Từ Long không những mua được đất, xây nhà mà còn nuôi được cả gia đình, cho 2 đứa con ăn học đàng hoàng,...

Mấy chục năm làm nghề bán báo dạo, Phạm Từ Long không những mua được miếng đất hẹp, cất ngôi nhà nhỏ ở nội thành TP HCM, nuôi được cả gia đình, cho 2 đứa con ăn học đàng hoàng, mà còn lập trúng thưởng khoảng 400 giải lớn nhỏ do các tờ báo tổ chức.

1.  Học hành cũng khá, nhưng hoàn cảnh không may mắn (cha mẹ mất sớm, phải sống nhờ vào sự đùm bọc của bà con họ hàng), sức khỏe lại không có, nên từ mấy chục năm nay, Phạm Từ Long đành phải chọn đường phố làm chốn mưu sinh. Hơn 20 năm trước, khi mới từ Huế vào TP HCM, anh chọn ngay nghề bán vé số dạo. Ngày ngày lầm lũi đi về hàng chục cây số, khoản tiền kiếm được chẳng là bao. Nhưng vì biết tằn tiện, tiết kiệm từng đồng, nên trừ chi phí sinh hoạt, anh cũng để dành ra được một chút. Niềm vui duy nhất của Long khi ấy là những lúc rảnh rỗi mượn được một tờ báo nào đó ngồi đọc. Mê đọc báo, yêu từng tờ báo, Long quyết định chuyển nghề, từ bán vé số dạo sang bán báo dạo.


Phạm Từ Long và một số giải thưởng từ các cuộc thi do các báo tổ chức

Trước đây, Long đi bán báo dạo bằng xe đạp. Hàng ngày, từ Gò Vấp, anh đạp xe tới tận trung tâm thành phố ở quận 1 để bán báo. Quãng đường đạp xe bán báo mỗi ngày, cả đi lẫn về, tới khoảng bốn chục cây số. Sức khỏe yếu, lại phải đạp xe nhiều như thế, nên không tránh khỏi những lúc mỏi mệt, rã rời. Nhiều khi đang trên đường đi bán báo, thấy mệt quá, anh phải dừng xe lại, ngồi xuống bên đường, tính nghỉ ngơi một lát cho lại sức. Nhưng vì mệt tới ngồi nghỉ rồi... ngủ quên luôn, nên nhiều hôm tỉnh dậy, khi chiếc xe đạp cà tàng cùng mớ báo còn bán dở đã không cánh mà bay. “Tính ra, tôi đã bị mất tới 7 chiếc xe đạp”, Long nhớ lại, “Đã mất xe đạp lại còn phải bỏ tiền túi ra đền số báo bị mất, rồi tốn tiền đi xe ôm về nhà, buồn lắm”.

Bây giờ, Phạm Từ Long không lo bị mất xe đạp nữa vì anh đã chuyển về bán báo dạo gần nhà, mà “phương tiện” đi lại chính là đôi chân tuy gầy guộc nhưng bền bỉ, dẻo dai. Mỗi ngày, từ ngôi nhà nằm sâu trong con hẻm trên đường 12 (phường 11, quận Gò Vấp), anh bắt đầu hành trình bán báo dạo của mình khi đi ra đường Lê Văn Thọ. Từ đó, anh đi lên đường Phạm Văn Chiêu, sang đường Lê Đức Thọ, rẽ qua đường Thống Nhất để tới đường Quang Trung, rồi vòng trở về Lê Văn Thọ. Dĩ nhiên, đó chỉ là hành trình cơ bản, vì mỗi hôm đi bán báo, anh phải xê đi, xích lại trên từng con đường, tìm tới những chỗ tập trung nhiều quán ăn, quán nhậu, là những nơi có thể bán được nhiều báo nhất. Đó là kinh nghiệm mà Long đúc kết được sau nhiều năm bán báo dạo.

Nhưng để bán được nhiều báo, còn phải có nghệ thuật bán hàng. Bởi nếu như đại đa số những người bán báo dạo thường đi bán báo vào buổi sán là thời điểm người dân TP HCM đọc báo nhiều nhất, thì Long lại bán báo từ chiều tới tối. Anh bảo: “Mình mới về bán báo gần nhà được mấy năm nay, khi mà những người hay đọc báo vào buổi sáng đã là khách hàng ruột của những người bán báo dạo ở đây từ trước. Nếu bán báo buổi sáng, không thể cạnh tranh được với người ta. Vì thế, tôi chọn thời gian bán báo từ chiều đến tối. Lúc ấy, bán báo khó hơn, nhưng mình lại có cái thế gần như độc quyền”

Dẫu được thế “độc quyền”, nhưng đế bán được báo vào buổi chiều và tối, Phạm Từ Long phải thường xuyên trổ tài thuyết phục khách hàng. Anh kể “Chiều tối mà mời người ta mua báo, thường bị chê là báo đã cũ rồi. Vì thế, tôi thường phải thuyết phục khách rằng mỗi tờ báo có giá trị trong 24 giờ. Nó chỉ cũ với người đã đọc. Còn nếu anh chưa đọc thì vẫn là mới, là cũ người mới ta. Anh chỉ bỏ ra có vài ngàn đồng để mua một tờ báo mà biết được rất nhiều thông tin thú vị trong đó”. Nhờ đó, suốt bao năm bán báo, dù nắng hay mưa, Phạm Từ Long chưa bị ế báo một ngày nào. Thu nhập từ bán báo dạo tuy chẳng nhiều nhặn gì, nhưng nghề này đã mang lại cho anh nhiều niềm vui.

2. Niềm vui thường ngày của Phạm Từ Long với nghề bán báo dạo là làm bạn đọc đầu tiên của nhiều tờ báo trong ngày, tiếp thu, học hỏi được nhiều kiến thức, thông tin bổ ích trên báo chí. Nhờ đó, đến nay, Phạm Từ Long đã sở hữu cái kỷ lục mà không biết đã có thể nói là “có 1 không 2” hay chưa, đó là sở hữu khoảng 400 giải thưởng lớn nhỏ từ các cuộc thi do các báo tổ chức, hay những cuộc bốc thăm trúng thưởng do các doanh nghiệp tổ chức trên mặt báo. Giải nhỏ như giải ô chữ, giải câu đố trên các báo thì không kể hết. Những giải lớn như các cuộc thi viết, thi tìm hiểu về sự kiện nào đó, Long trúng cũng nhiều. Có thể kể ra đây như giải nhất cuộc thi tìm hiểu về SEA GAMES do Báo Thể thao Việt Nam tổ chức, trị giá 15 triệu đồng, giải ba và giải khuyến khích cuộc thi “Thổ công Sài Gòn 300 năm” trên Báo Tuổi Trẻ, trị giá 2,5 triệu đồng ...


Phạm Từ Long (giữa) nhận giải cuộc thi tìm hiểu Luật Bầu cử Quốc hội do Báo Người Lao động tổ chức

Nhiều đồ đạc, vật dụng trong nhà anh như tủ lạnh, quạt ..., cũng nhờ trúng các giải bốc thăm may mắn trên các báo, mà có. Có lần anh bốc thăm trúng thưởng trên Báo Thanh Niên, được giải là một chuyến du lịch sang Trung Quốc, trị giá 20 triệu đồng. Anh đem bán lại giải cho người khác, lấy 8 triệu đồng về đưa cho vợ để lo cho con cái ăn học và sinh hoạt hàng ngày. Long trúng giải nhiều tới mức cứ thấy anh bước vào tòa soạn, những người làm công tác bạn đọc ở nhiều tờ báo lại đoán ngay anh đến dể nhận một cái giải nào đó. Những giải thưởng ấy, không chỉ giúp anh có thêm thu nhập mà còn là niềm tự hào của tay bán báo dạo kỳ cựu này. Bởi tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng nhiều người đã công nhận rằng Phạm Từ Long là người trúng nhiều giải trên báo nhất hiện nay, là một trong những người bán báo dạo thành công nhất ở TP HCM.

Nói Long là một trong những người bán báo dạo thành công nhất ở TP HCM, kể ra cũng không phải là lời tâng bốc quá đáng. Bởi nhờ bán báo dạo mà anh đã mua được đất để cất ngôi nhà nhỏ. Thực ra, tiền mua đất cũng có phần không nhỏ từ khoản để dành được trong thời gian bán vé số dạo. Nhưng bán vé số rồi bán báo dạo mà mua được đất, dù là với diện tích khá hẹp, ở ngay nội thành TP HCM hồi 20 năm trước, thì có được mấy người?

Mong muốn nhất hiện nay của Phạm Từ Long là tìm được ai đó có thể mua lại bộ sưu tập hơn 30 tờ báo mà anh tích cóp trong suốt những năm bán báo dạo đã qua. Thực ra, Long chẳng muốn chia tay bộ sưu tập này chút nào, nhưng vì cái gác xép nhà anh đã bị mối mọt quá rồi. Nếu không sớm gửi gắm được bộ sưu tập ấy cho một người mê báo nào đó, e rằng sẽ bị mối mọt xơi tái hết. Tiếc lắm!

Nhưng thành công và cũng là niềm vui lớn nhất mà Phạm Từ Long có được từ nghề bán báo, chính là một gia đình tuy nghèo nhưng giàu tình cảm, luôn tràn ngập những tiếng cười hạnh phúc. Nhắc lại chuyện lấy được vợ, Long cười: “Tôi đã nghèo lại còn xấu trai. Bao nhiêu năm trời chẳng quen được cô nào. Cuối cùng, tôi đành phải nhờ cậy tới chuyên mục làm quen của Báo Thanh Niên. Nhờ chuyên mục đó, đã làm quen được với cô ấy qua thư từ. Hai người thư qua thư lại cả một xấp dày mới gặp nhau. Đến khi gặp, thì cô ấy đã không nỡ... rút lui, thế là thành vợ, thành chồng”.

Cưới nhau năm 1998, đến nay, vợ chồng Phạm Từ Long đã có hai cậu con trai khỏe mạnh, học hành giỏi giang. Đứa lớn là Thiên Phúc, học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Du, một trường có tiếng ở TP HCM. Con trai nhỏ là Khôi Nguyên, mới học hết lớp 5 và cũng đang xin vào trường của anh trai. Cứ nhắc tới vợ con là gương mặt xương xương, khắc khổ của Phạm Từ Long lại ngời lên vẻ hạnh phúc, mãn nguyện.

Và vì cái gia đình nhỏ ấy, mà dù đã có thể mở một sạp báo bên một lề đường nào đó để đỡ phải đi lại vất vả, nhưng Phạm Từ Long vẫn quyết định tiếp tục giữ nghề bán báo dạo. Anh bảo mình đi quen cái chân rồi. Vả lại, đi bán báo dạo, tuy có cực nhọc hơn nhưng lại không lo bị ế báo, vì thế có nhiều tiền hơn để mang về nuôi vợ con. Long cũng chẳng lo nghề bán báo dạo sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi sự cạnh tranh từ báo mạng, bởi theo anh, những bác đạp xích lô, các anh xe ôm, các bà các chị tiểu thương…, đâu có điều kiện để mà vô mạng coi báo. Do đó, anh tự tin sẽ còn sống được dài dài nhờ cái nghề mà cũng như là cái nghiệp này.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm