| Hotline: 0983.970.780

Người cha dượng

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:19 (GMT+7)

Gặp anh Hoàng dẫn Khoa - một học sinh tôi đang dạy ở trường, đi mua đồ dùng ở hiệu sách, tôi dừng lại hỏi thăm cô công chúa nhỏ mới sinh của anh.

Gặp anh Hoàng dẫn Khoa- một học sinh tôi đang dạy ở trường, đi mua đồ dùng ở hiệu sách, tôi dừng lại hỏi thăm cô công chúa nhỏ mới sinh của anh. Vừa trò chuyện, anh vừa âu yếm hỏi Khoa muốn mua thêm gì không và mua cho cu cậu.

Trò chuyện một lúc, hai cha con cũng mua xong đồ, anh vội chở con về chăm con cho vợ làm việc. Nhìn anh tất bật ra về tôi thầm nghĩ đến chồng, vì chồng tôi cũng là mẫu người yêu thương vợ con, chăm chỉ làm việc nhà giúp vợ con. Tự nhiên tôi khen anh, bạn tôi- Kha, đang bán hàng nghe thấy liền nói:

- Cha dượng đó mày ơi, mà ảnh thương con riêng của vợ như là con ruột vậy à.

- Mày nói thật chứ? Vậy mà lâu nay tao cứ ngỡ Khoa là con ruột ảnh chứ, thấy đi đâu ảnh cũng chở Khoa đi, họp phụ huynh ảnh cũng đi chứ có thấy vợ ảnh đâu!

- Thật 100%, mày dạy trường đó mà mày không biết hả?

- Tao có làm giáo viên chủ nhiệm đâu, chỉ thấy lần nào ảnh cũng chở Khoa theo và chăm sóc cu cậu lắm!

Kha kể tôi nghe thêm về gia đình anh Hoàng vì tôi tò mò muốn biết thêm. Anh Hoàng từng lấy vợ nhưng ở với nhau mấy năm trời mà hai người không có con. Người vợ nhất quyết đòi li dị để anh có thể tìm hạnh phúc mới và để anh được làm cha vì chị biết nguyên nhân không có con là do chị.

Li dị được vài năm, anh kết hôn với chị Hoa- người cũng đã một lần đò. Chị Hoa từng cưới một người chồng quê tận Lạng Sơn xa xôi. Mấy người dự đám cưới chị kể lại nhà chồng cũ chị Hoa là một vùng hẻo lánh, nghèo khó, thưa dân, đường khó đi. Ai đến đó một lần thì khiếp, không dám đến lần nữa.

Ba mẹ chị Hoa khóc hết nước mắt vì chị Hoa lấy chồng xa như vậy, nhưng đành chịu. Cưới xong, chị Hoa mau chóng có thai nhưng vì nhà chồng nghèo nên chị Hoa làm lụng rất vất vả. Tiền không có bao nhiêu để mua đồ bồi bổ mà muốn mua phải đi rất xa nên khi chị mang thai gầy gò đến thảm hại.

Mẹ chị Hoa khuyên chị về nhà sinh em bé để bà chăm sóc. Chị Hoa xin phép nhà chồng về nhà mẹ ruột để sinh nở, vì đó là con đầu lòng, phong tục ở quê là phải thế. Chồng hay bất cứ đại diện người nào trong gia đình chồng không hề dẫn Hoa về dù bụng Hoa đã to vượt mặt.

Về được vài ngày, Hoa sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Báo tin cho chồng mà chờ hoài không thấy chồng vào thăm, Hoa linh tính chuyện chẳng lành. Chờ mãi đến khi Hoàng được 4 tháng tuổi cũng đã đến lúc Hoa trở lại nhà chồng, dù lòng ngổn ngang về đó làm sao chăm con khi không có nghề nghiệp ổn định mà nhà chồng đối xử với Hoa rất hà khắc thì thấy chồng lù lù vác xác tới.

Anh ta mang theo một bao đồ đạc của Hoa kèm đơn li dị. Anh ta chỉ nói ngắn gọn là không hợp và muốn tìm hạnh phúc khác, anh ta không yêu Hoa nữa. Vốn đã ngán ngẩm con lấy chồng xa, lại thấy nhà chồng Hoa không biết điều, nhất là từ khi Hoa mang thai và sinh con đến lúc ấy, gia đình Hoa ai cũng động viên nên Hoa đồng ý li dị.

Quá bất ngờ và phẫn uất, Hoa kí đơn ngay lập tức. Chồng Hoa vội vã ra đi như lúc tới, không thèm ngó ngàng chi đến đứa con trai bé bỏng.

Hoa buôn bán nhì nhằng để có tiền nuôi con. Vẻ cam chịu của Hoa cùng sự chịu khó của Hoa đã làm Hoàng cảm thấy thương. Anh biết rõ chuyện của Hoa, ngược lại Hoa cũng thế vì hai người ở cùng địa phương. Do đều đã từng dở dang nên cả hai đến với nhau từ từ, thận trọng.

Hoàng thương yêu chăm sóc Khoa như thể đó là con ruột của mình, vì thương bé có một người cha khốn nạn, có cha mà cũng như không có nên anh muốn bù đắp thiệt thòi cho bé, muốn thay cha chăm sóc, dạy dỗ bé bằng tình cảm tự đáy lòng.

Nhà Hoa thấy Hoàng đàng hoàng tử tế lại yêu thương Khoa thật sự chứ không phải vì muốn lấy lòng Hoa nên dần dần họ cũng yêu mến anh. Tìm hiểu vài năm, họ cưới nhau trong sự ủng hộ của nhiều người. Khi Khoa học tiểu học, họ quyết định sinh em bé.

Dù đã có con ruột nhưng tình cảm anh Hoàng dành cho Khoa vẫn như xưa. Vì là con trai nên Khoa rất hiếu động, cu cậu bị mẹ đánh đòn hoài. Tuy nhiên, Hoàng không dạy con bằng roi vọt mà bằng lời nói trái phải để con hiểu ra. Khoa khá lười học, ham chơi nên hay bị người thân la mắng. Mỗi lần như vậy, Hoàng là người lau nước mắt an ủi con.

Khoa quấn quít và thương bố Hoàng hơn mẹ Hoa và vì thương bố, chịu nghe lời bố nên Khoa tiến bộ hơn trong học tập. Hai bố con đi đâu cũng có nhau nên người không biết chuyện cứ nghĩ đó là hai bố con ruột thịt.

Biết Hoa thiệt thòi vì duyên phận dở dang nên Hoàng ra sức chiều chuộng, bù đắp thiệt thòi cho Hoa. Ngược lại, Hoa cũng thương Hoàng đã phải chịu nhiều đau khổ và điều tiếng trong quá khứ nên cô cũng chăm sóc, quan tâm Hoàng thay lời cảm ơn vì Hoàng đã dang tay che chở Hoa.

Cả hai chăm chỉ làm ăn, tích cóp để xây nhà ở riêng để khỏi phiền cha mẹ già. Đứa con chung là sợi dây kết nối hai người bền chặt hơn. Hoa đã từng lo sợ Hoàng sẽ thay lòng đổi dạ, chỉ biết thương con ruột, hắt hủi con riêng của vợ nhưng sự thật khác những gì Hoa đã lo nghĩ. Đôi lúc Hoa nhận thấy Hoàng có phần yêu quí Khoa hơn con ruột, có lẽ vì Khoa khi sinh ra không có cha chăm sóc nên Hoàng thấy thương Khoa nhiều hơn.

Mà có lẽ vì ở bên Khoa khá lâu nên Hoàng quên mất mình chỉ đó là cha dượng mà là người cha thật sự và duy nhất của Khoa. Ai bảo trên đời không có cha dượng tốt bụng và yêu thương con riêng của vợ cơ chứ, hãy nhìn vào việc làm cha của Hoàng mà tin rằng đời vẫn còn rất nhiều điều kỳ diệu!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm