| Hotline: 0983.970.780

Người đàn bà của biển

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:43 (GMT+7)

Vừa sinh ra, bà Thi đã hít thở hơi thở nồng nàn của biển. Từng giấc ngủ của bà có giọng ru rì rào của sóng. Bà lớn lên bên biển, mang tình yêu biển vào cuộc sống.

Bà Thi đi thăm hỏi ngư dân khi tàu vừa cập bờ

Vừa sinh ra, bà đã hít thở hơi thở nồng nàn của biển. Từng giấc ngủ của bà có giọng ru rì rào của sóng. Bà lớn lên bên biển, mang tình yêu biển vào cuộc sống. Và rồi, cuộc đời đã trao cho bà cái nghề phải gắn bó với biển suốt 30 năm nay.

Bắt đầu từ "Eo nín thở"

Thoạt nhìn, khó có ai nhận ra trong người phụ nữ có gương mặt đôn hậu kia lại tiềm ẩn những điều chỉ có ở biển, dịu dàng mà mạnh mẽ. Nhờ có vậy bà mới bám trụ được với công việc luôn đòi hỏi sự hy sinh, thường xuyên đối mặt mặt bão gió. Nhất là trong thời gian gần đây, khi chuyện làm ăn của ngư dân gặp trắc trở ngoài biển Đông, dù không ra khơi cùng họ nhưng bà luôn kề vai sát cánh với họ. Lúc thì bằng những lời động viên, lúc bằng những hành động cụ thể. Đời sống của ngư dân đã lẻn vào cuộc sống thường ngày của bà lúc nào bà chẳng biết. Bà là Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bình Định.

“Nhà tôi ở gần biển, nên tôi thích mọi thứ thuộc về biển. Những năm đầu của thập niên 80 (thế kỷ 20), gần nhà tôi có trại tôm giống đặt tại vùng đất ngày xưa có tên gọi là “Eo nín thở”, nằm ven bờ biển phía bắc của TP Quy Nhơn. Mặc dù gia đình tôi không có truyền thống làm nghề gì thuộc về biển, nhưng trong lòng tôi khi ấy đã định hướng cho mình cái nghề gắn với biển. Tôi học tổng hợp sinh, bộ môn di truyền, phù hợp với ước mơ sau này tôi sẽ xin vào làm việc trong trại SX tôm giống ở gần nhà”, bà Thi nhớ lại.

Tốt nghiệp đại học, ra trường năm 1983, bà xin vào làm việc tại trại SX tôm giống chỗ “Eo nín thở”, nhưng không được chấp thuận. Sở Thủy sản Bình Định khi ấy đưa bà về làm cán bộ kỹ thuật thuộc Văn phòng Sở.

Ngồi làm việc ở “bàn giấy” nhưng bà luôn ôm ấp ước mơ có ngày được ra làm việc bên biển, trong trại SX tôm giống với nghề sinh sản tôm giống nhân tạo. 5 năm sau, ước mơ của bà trở thành hiện thực.

“Tại thời điểm đó, hoạt động của trại tôm có 2 mảng, vừa nuôi sinh sản tôm sú giống nhân tạo vừa nuôi tôm sú thương phẩm. Nuôi tôm sú giống sinh sản nhân tạo khi ấy gặp rất nhiều khó khăn. Do còn thiếu kinh nghiệm nên khi cho tôm đẻ, trứng vỡ hết nên nuôi hoài chẳng có tôm con. Vừa lúc ấy, Dự án VIE 83002 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ về với Bình Định, trong đó có hướng dẫn việc sinh sản tôm giống nhân tạo. Làm việc với các chuyên gia người Ấn Độ, tôi không ngừng học hỏi, và cuối cùng cũng thành công. Đến lúc này, những trăn trở của tôi mới được giải tỏa. Cái cảm giác thực sự vào nghề mới xuất hiện dù tôi vào cơ quan làm việc đã 5 năm”, bà Thi tâm sự.

Được “làm việc” với con tôm, được gặp gỡ ngư dân nuôi tôm mỗi ngày, được chia sẻ với họ những vụ nuôi trúng đậm hay những khi con tôm bị “trái gió trở trời”, bà cho là đã đạt được ước mơ gắn bó với biển của bà. Thế nhưng vào năm 2008, Sở Thủy sản sáp nhập vào Sở NN-PTNT, chức năng quản lý khai thác thủy sản được chuyển từ Văn phòng Sở Thủy sản qua Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lúc này có tên mới là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đó là bước ngoặc quan trọng của cuộc đời bà. 

Bà Thi nói: “Trước đó, chúng tôi chỉ làm công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá cho ngư dân. Từ khi có thêm nhiệm vụ khai thác, chúng tôi phải sát cánh với ngư dân hơn. Chúng tôi có mặt khi họ từ biển trở về, nắm bắt sản lượng và ngư trường họ vừa đánh bắt để đánh giá những vùng ngư trường “màu mỡ” và những ngư trường “nghèo”, nhằm sau này hướng dẫn họ đi đánh bắt cho có hiệu quả. Khi họ lênh đênh trên biển mà trời nổi cơn giông gió, tôi cũng đứng ngồi không yên. Dù đang đêm, tôi cũng phải lao đến cơ quan theo dõi tình hình hiện có bao nhiêu tàu chưa kịp vào bờ. Nếu các cơ quan chức năng báo về có sự cố xảy ra với tàu của ngư dân Bình Định, mình kịp thời tra cứ để biết tàu ấy là của ai, có bao nhiêu lao động để báo cáo với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thông báo về cho gia đình của họ”.

Hết lòng với ngư dân

Trong thời gian tình hình biển Đông căng thẳng, ngư dân nao núng ái ngại ra khơi bám biển, bà đi cơ sở nhiều hơn. Cơ sở của bà là những làng chài, và đối tượng gặp gỡ của bà là những ngư dân. Bà luôn có mặt trong những buổi tuyên truyền động viên ngư dân thành lập các tổ, đội hợp tác, liên kết trong khai thác, đánh bắt thủy sản; tuyên truyền cho ngư dân nắm vững lãnh hải, ngư trường thuộc về mình để an tâm đánh bắt; tuyên truyền cho ngư dân các vùng đảo biết vùng nào là vùng cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ...

Những khi giá nhiên liệu tăng liên tục, biển lại cho ít cá nên ngư dân sợ lỗ tổn cho tàu neo bờ, lòng bà cũng nóng như có lửa đốt. Bởi bà hiểu, nghề nghiệp của ngư dân là 6 tháng làm 6 tháng ăn, đang lúc trời yên biển lặng mà tàu nằm bờ là đến mùa mưa bão gia đình họ sẽ lâm cảnh khó khăn. Gặp gỡ, làm việc với ngư dân miết, bà như đã thấu đáo lắm tính cách của những người “ăn đằng sóng, nói đằng gió”.

Bà Thi cho biết: “Vẻ ngoài của ngư dân không bao giờ chải chuốt, ăn nói thì cộc lốc, nhưng họ sống rất có tình. Họ thích mình “ăn ngay nói thẳng” nên trong những buổi tuyên truyền, tôi chỉ nói những điều họ cần nghe, chứ không nói những gì mình biết. Có như vậy, những gì mình muốn truyền đạt mới lọt tai họ”.

Riêng thực hiện việc hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ, để tránh nạn “cò 48” ăn chặn tiền của ngư dân, bà Mai Kim Thi phải mất đúng 3 tháng, qua nhiều cuộc họp mới thống nhất được cách làm mang lại hiệu quả cao nhất.

“Sau khi ngư dân nộp hồ sơ đăng ký, chúng tôi tổng hợp gửi danh sách cụ thể về các địa phương và cho niêm yết công khai tại thôn, xã. Sau 10 ngày, địa phương làm văn bản gửi về Chi cục xác nhận. Sau đó chúng tôi đưa qua tổ thẩm định gồm: Sở NN-PTNT, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài Chính, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và lãnh đạo Phòng NN-PTNT 5 huyện, thành phố ven biển. Bước tiếp đến là chúng tôi làm văn bản gửi Sở NN-PTNT để trình UBND tỉnh phê duyệt. Quyết định phê duyệt từng chiếc tàu được hỗ trợ lại được niêm yết công khai tại thôn, xã 1 lần nữa. Nhờ làm chặt chẽ, rõ ràng là vậy nên ngư dân được cầm trực tiếp được đồng tiền hỗ trợ từ kho bạc, không phải mất khoản qua cò”.

“Trong quãng đời làm nghề, tôi vui nhất là khi đề xuất của mình được UBND tỉnh đồng ý về chính sách hỗ trợ cho ngư dân khi gặp tai nạn trên biển được phê duyệt theo QĐ Số 32/2012/QĐ-UBND mới ký vào ngày 10/8/2012. Trước đó, UBND tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ nhưng từng vụ việc, nay là hỗ trợ thường niên. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, ngư dân được hỗ trợ khoản nào mình mừng khoản ấy”, bà Mai Kim Thi.
30 năm trong nghề, buồn vui đã nhiều, nhưng có 2 kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời bà là 2 lần say sóng mà theo bà nói là khi ấy chết sướng hơn sống. Lần đầu tiên vào năm 1990, lúc ấy bà đi dự lớp học sinh sản nhân tạo tôm giống tại Philippine. Khi tham quan thực tế 1 trại tôm giống, phải đi bằng đường thủy trên con tàu nhỏ như chiếc thuyền độc mộc. Con tàu lắc lư dữ dội trong cơn bão bất ngờ khiến bà say sóng đến mức phải năn nỉ 1 chị đồng nghiệp quăng bà xuống biển để giải thoát cơn say lộn ruột trên những con sóng dữ.

Thế nhưng lần ấy chẳng đáng gì so với lần bà đi công tác qua đảo Cù Lao Xanh (xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn). Bà Thi kể: “Lần ấy tôi qua Cù Lao Xanh để làm việc với Bộ đội Biên phòng về công tác phối hợp bảo vệ ngư dân trên biển. Suốt gần 1 giờ đồng hồ đi qua đảo, tôi đã bị say nhưng chưa đến mức không chịu nổi. Qua đến đảo, sóng bỗng nhồi dữ dội, chiếc tàu không thể cập cảng. Cũng vì do sóng quá lớn nên thuyền nhỏ cũng không thể ra đưa chúng tôi vào bờ, phải hơn 1 tiếng đồng hồ sau mới có thuyền thúng bơi ra. Lúc tàu neo, sóng vỗ chòng chành tôi càng say dữ dội. Tôi xuống thúng để vào bờ trong trạng thái “hết biết gì”. Cứ ngỡ sau lần ấy sẽ không bao giờ dám bước xuống tàu lần nữa, thế nhưng vì công việc cũng phải đi. Vậy mà giờ đã quen”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm