| Hotline: 0983.970.780

Người dân đã thay đổi nhận thức

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:45 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đức Học, Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ chương trình xây dựng NTM của xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí NTM. NTM đã không còn là khái niệm lạ lẫm mà định hình cụ thể ở nhiều công trình hạ tầng đã đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả như đường giao thông, trạm bơm, kênh mương, lưới điện, trường mầm non, tiểu học…

Hiện Thụy Hương cũng đang chuẩn bị xây dựng công trình nước sạch, điểm xử lý rác thải sinh hoạt tập trung... Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư, người dân đã dần dần thay đổi được tập quán, cách nghĩ, cách làm truyền thống. Họ không chỉ trồng lúa ngô đơn thuần mà đã bắt đầu trăn trở, quan tâm đến việc trồng rau, hoa cao cấp. Họ không còn để đường làng ngõ xóm tràn rác như trước mà bắt đầu chú ý đến công tác vệ sinh môi trường trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư, xây dựng các tổ vệ sinh thu gom...

Trong quyết định của TP Hà Nội về việc phê duyệt đề án xây dựng thí điểm mô hình NTM xã Thụy Hương được đầu tư kinh phí 105.879 triệu đồng. Xã đã tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình như bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể kinh tế, quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch giao thông thuỷ lợi, mạng điện, quy hoạch chuyên ngành (nông nghiệp và PTNT, CN-TTCN-TM, y tế, giáo dục, văn hoá thể thao).

Về khía cạnh kinh tế, địa phương này đã có 3 dự án: dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, dự án trồng cây ăn quả và dự án trồng hoa. Ngoài ra, còn các dự án khác đang được lập trình như sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển chăn nuôi tập trung xa dân cư, nuôi trồng thủy sản…

Hiện tốc độ của các dự án  này được đánh giá khá chậm bởi lý do muôn thủa: thiếu vốn. Theo đề án được phê duyệt, tổng nguồn vốn xây dựng NTM ở Thụy Hương là 106 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách hơn 70 tỷ đồng, huy động từ doanh nghiệp hơn 16 tỷ, dân đóng góp hơn 14 tỷ đồng, từ xã hội hóa gần 4 tỷ đồng... các cấp mới rót về gần 40 tỷ đồng. Ông Học cho biết, TP đang nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù cho xã về việc xử lý đất xen kẹt trong khu dân cư để tháo gỡ. Vốn chưa phải là khó khăn nhất, mà có nhiều tiêu chí ngay cả ồ ạt đổ vốn vào cũng khó mà đạt được nhanh và bền vững được.

Theo ông Chủ tịch xã, những cái khó ấy là trong chưa đầy 2 năm bình quân thu nhập đầu người phải tăng gấp rưỡi, phải đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất để đạt thu nhập 17 - 18 triệu đồng/ người/năm. Là tất cả cơ cấu chuyển đổi sản xuất, đề án làm rau an toàn của địa phương giờ đang vào giai đoạn tổ chức thực hiện, sau 2 năm mới dần dần ổn định chưa thể có lãi lớn để tăng thu nhập. Là đối với công trình thủy lợi, đầu tư rất lớn, sức dân theo nổi không? Là chuyện giảm tỉ lệ nghèo hiện tại đang trên 10% phải giảm xuống dưới 3% bằng con đường tạo nghề mới sẽ ra sao? 

Đặc biệt chuyện chuyển đổi đất từ đất quỹ một sang chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cũng là một thách thức vì tâm lý của nông dân khi đã có ruộng rồi không thích chuyển… (hiện xã đang vận động linh hoạt bằng hình thức ruộng đổi ruộng hoặc lấy đất chăn nuôi). Khó nhất theo ông Học vẫn là tỷ lệ lao động nông nghiệp cho xã ngoại thành là 25% mà hiện nay còn tới 76%, nếu chuyển sẽ tương đương cả ngàn lao động phải chuyển đổi.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất