| Hotline: 0983.970.780

Người dân hiến 110.000 m2 đất

Thứ Ba 03/12/2013 , 10:47 (GMT+7)

Sau gần 3 năm thực hiện triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, về Lập Thạch (Vĩnh Phúc), điều mà chúng tôi dễ dàng nhận thấy đó là các tuyến đường giao thông nông thôn được làm mới rất nhiều.

Sau gần 3 năm thực hiện triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, về Lập Thạch (Vĩnh Phúc), điều mà chúng tôi dễ dàng nhận thấy đó là các tuyến đường giao thông nông thôn được làm mới rất nhiều. Những con đường liên thôn, liên xóm đã được bê tông hóa, nhựa hóa góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng đất Lập Thạch còn nhiều khó khăn.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ đầu năm đến nay, người dân huyện Lập Thạch đã tự nguyện hiến 110.000 m2 đất, huy động hơn 60.000 ngày công, tháo dỡ hàng nghìn m2 tường rào, chặt cây cối, tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn.

Để làm được điều này, thời gian qua, huyện Lập Thạch đã tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào hiến đất, hiến công trình để làm đường giao thông nông thôn. Từ đó, nhiều địa phương đã  phát động phong trào và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.


Đường giao thông được bê tông hóa

Đi đầu trong phong trào làm đường giao thông nông thôn ở huyện Lập Thạch là các xã Liên Hòa, Tiên Lữ, Tử Du, Triệu Đề, Xuân Hòa…

22 km đường bê tông tại các địa phương trong huyện đã được làm mới hoàn toàn. Nhiều hộ dân ở huyện Lập Thạch đã tự nguyện phá bỏ tường rào, các công trình phụ, hiến đất, góp tiền, góp của và ngày công để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Bí thư Chi bộ thôn Dọc (xã Tử Du), cho biết: Người dân chúng tôi tự nguyện hiến đất làm đường, đồng nghĩa với việc thể hiện sự tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng NTM, vì lợi ích chung của cộng đồng.

Một cán bộ xã Tử Du cho hay: Trước đây, người dân ở xã chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì hệ thống giao thông nông thôn chưa hoàn thiện. Vào ngày mùa, việc vận chuyển nông sản của bà con nhân dân gặp rất nhiều khó khăn bởi các loại xe cơ giới không thể vào tận nhà, đường lầy lội, nhiều ổ gà, ổ voi gây khó khăn đi lại cho bà con nhân dân. Chính vì vậy, khi xã vận động hiến đất làm đường, đông đảo bà con đã đồng tình ủng hộ. Nhiều hộ dân dù còn khó khăn, vất vả nhưng khi thấu hiếu chủ trương, họ sẵn sàng góp tiền, thậm chí hiến đất để làm đường bê tông mà không đòi hỏi tiền đền bù của Nhà nước.

Tại xã Xuân Hòa, trong 3 năm qua, trên địa bàn xã có 5 dự án được đầu tư xây dựng, xã được hỗ trợ xây dựng mới 12 km đường trục xã, bề mặt rộng từ 3,5 m - 5,5 m, với tổng kinh phí khoảng hơn 20 tỉ đồng. Tuy nhiên, do là nguồn vốn hỗ trợ nên không có kinh phí giải phóng mặt bằng, trong khi những con đường cũ đều nhỏ, hẹp. Do vậy, vấn đề chính để xây dựng được những con đường này là huy động từ sự tự nguyện đóng góp hiến đất, tháo dỡ các công trình trên phần đất phải giải tỏa hai bên đường.

Cũng giống như Xuân Hòa xã Tiên Lữ cũng là một trong những địa phương tiêu biểu cho phong trào hiến đất làm đường. Với 10 km đường trục xã đã làm, người dân trong xã đã hiến tổng số trên 2.100 m2 đất, trong đó có trên 700 m2 đất thổ cư, còn lại là đất vườn. Có những hộ vừa hiến đất vừa tháo dỡ hệ thống cổng, tường rào chạy dài hàng chục mét.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.