| Hotline: 0983.970.780

Người dân kề vai xây dựng NTM

Thứ Ba 22/02/2011 , 09:50 (GMT+7)

Có nhiều hộ dân ở 2 xã Trung Hiếu (Vũng Liêm) và Thành Đông (Bình Tân) sẵn sàng kề vai làm những việc chung để xây dựng NTM.

Thực hiện Chương trình thí điểm xây dựng mô hình NTM của Ban Bí thư TW Đảng, tỉnh Vĩnh Long chọn 2 xã Trung Hiếu (Vũng Liêm) và Thành Đông (Bình Tân) làm điểm xây dựng đề án xã NTM. Đến nay, sau hai năm triển khai thực hiện, đời sống kinh tế - xã hội nông thôn địa phương này có nhiều khởi sắc và đạt được một số kết quả quan trọng.

Chúng tôi về Vĩnh Long tìm hiểu về cách thức xây dựng NTM. Tại xã Trung Hiếu, Bí thư Đảng uỷ xã Hồ Văn Tâm cho biết: “Đến nay, Trung Hiếu đã đạt được 8/19 chỉ tiêu. Việc phấn đấu đạt các tiêu chí về xã NTM đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Trong đó, điểm nhấn là giao thông nông thôn, không những giúp bà con đi lại thuận lợi dễ dàng mà đó còn là đòn bẩy để giao thương hàng hóa. Nông sản làm ra không bị tư thương ép giá, cuộc sống người dân cũng được nâng lên và diện mạo của vùng NTM đã khởi sắc”.

Còn bà Lê Thị Bé (ấp An Lạc Đông, Trung Hiếu) phấn khởi cho biết: “Dạo trước cứ vào mùa mưa, tụi nhỏ xóm trong đi học có đứa lấm lem quần áo thấy mà thương. Nhưng đó là chuyện xưa rồi. Hiện tại thì đường sá trải nhựa, xe bốn bánh vô khỏe re và tụi nhỏ bây giờ đi học sướng hơn rất nhiều”. Năm 2010 bắt đầu triển khai thực hiện đề án xây dựng NTM, với tổng kinh phí đầu tư là 147 tỷ đồng, Trung Hiếu tập trung đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như: giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...

Cũng theo ông Tâm, có được kết quả này là do chủ trương đúng đắn, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể ở xã ra sức vận động và được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Có nhiều hộ dân sẵn sàng kề vai làm những việc chung như hiến đất, chặt cây ăn trái để làm đường cho con cháu đi học... Ngoài ra, người dân còn đóng góp trên 135 triệu đồng vào việc thực hiện đề án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho việc xây dựng xã NTM. Những con đường chan chứa nghĩa tình, ý Đảng lòng dân cứ vươn dài, tỏa rộng mãi. Những mạch máu nông thôn đã giúp rút ngắn lại khoảng cách các miền quê xa xôi với thành thị và nó thực sự làm bừng lên sức sống ở NTM hôm nay.

Để được công nhận xã NTM, Trung Hiếu phải đảm bảo đủ 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM trong giai đoạn 2010 - 2015 thật sự là một khó khăn, thách thức lớn. Trong đó có một số tiêu chí mà xã Trung Hiếu nói riêng và các xã khác của tỉnh nói chung xem ra khó đạt, như thu nhập bình quân đầu người phải trên 1.400 USD/năm, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm còn dưới 35%, tỷ lệ trường học đạt chuẩn trên 70%, đường liên xã đạt chuẩn 100%, xã phải có nghĩa địa theo quy hoạch... Vì vậy, để hoàn thành chỉ tiêu xã NTM đòi hỏi sự nỗ lực lớn của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện đề án xây dựng NTM, xã Trung Hiếu đã gặp không ít khó khăn khác. Do trình độ năng lực của cán bộ xã còn hạn chế nên việc lập đề án chưa đúng theo hướng dẫn đã gây chậm trễ trong khâu thẩm định phê duyệt đề án. Một số cấp ủy do chưa nắm vững các nội dung tiêu chí của xã NTM nên bị động, lúng túng trong triển khai. Công tác giải phóng mặt bằng chưa được sự đồng thuận của một bộ phận người dân cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng, nâng cấp một số công trình thủy lợi, giao thông nông thôn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm