| Hotline: 0983.970.780

Người dân miền núi đang cần gì?

Thứ Sáu 12/11/2010 , 10:12 (GMT+7)

Hai vấn đề được người dân miền núi đặc biệt quan tâm là giá cả vật tư ngày một tăng và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

Nhiều gia đình thoát nghèo nhờ cây thuốc lá
Phát biểu thảo luận tại nghị trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế  - xã hội năm 2010 và  kế hoạch phát triển kinh tế  - xã hội năm 2011, ĐBQH tỉnh Cao Bằng Hoàng Thị Bình cho rằng, qua các đợt tiếp xúc cử tri thì hai vấn đề được người dân miền núi đặc biệt quan tâm đó là giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày một tăng và đầu ra cho sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

Bà Bình đưa ra một ví dụ điển hình tại Cao Bằng, đó là việc sản xuất thuốc lá nguyên liệu: Thuốc lá là một cây trồng phù hợp với một số địa phương, góp phần tăng thu nhập cho hàng vạn hộ nông dân, tăng hệ số sử dụng đất, nhiều hộ đã thoát nghèo và trở nên khá giàu từ sản xuất thuốc lá. Do vậy, diện tích trồng thuốc lá ngày càng mở rộng, riêng Cao Bằng có thể mở rộng diện tích đến 4.000 - 5.000 hecta.

 

Những kiến nghị của bà Hoàng Thị Bình xuất phát từ thực tế. Bởi từ lâu, người dân ở huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vẫn thường gọi cây thuốc lá là cây xóa nghèo, cây làm giàu bởi lợi ích kinh tế của nó đã mang lại cho đời sống người nông dân nơi đây thực sự rõ nét. Tuy nhiên, theo Hiệp hội thuốc lá VN, sản xuất nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40%, còn lại phải nhập khẩu.

Huyện Hà Quảng chọn cây thuốc lá là một trong những cây thế mạnh để triển khai cho từng địa phương. Theo đó, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo và vận động nhân dân đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng trên đồng ruộng. Đồng thời chủ động tìm các chương trình, dự án và nguồn vốn hỗ trợ để người dân được tiếp cận với các kênh cho vay ưu đãi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, phân bón...

Năm 2009, huyện Hà Quảng đã có 8 xã trồng cây nguyên liệu thuốc lá đạt năng suất đạt 20 tạ/ha, sản lượng 1.137 tấn. Theo ông Hoàng Văn Bởi, Chủ tịch UBND xã Phù Ngọc, hiện toàn xã có khoảng 600/810 hộ trồng cây thuốc lá với diện tích trên 185 ha, trung bình mỗi ha thu hoạch được 70 - 80 triệu đồng. Nếu như 5 năm trước đây đời sống còn nhiều khó khăn (hơn 40% hộ nghèo) thì đến nay đời sống bà con được thay đổi rất nhiều, nhà cửa khang trang với đấy đủ tiện nghi: tỉ vi, tủ lạnh, xe máy...; tất cả là nhờ cây thuốc lá.

+ Ngoài Cao Bằng, nhiều vùng nguyên liệu thuốc lá trọng điểm khác đã được đưa vào diện quy hoạch phát triển như: Lạng Sơn, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh…Hiện nay với diện tích trồng khoảng 30.000 ha/năm, các vùng nguyên liệu thuốc lá hằng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 200.000-300.000 lao động thường xuyên và khoảng 400.000 lao động có công ăn việc làm trong khoảng 4 tháng và hàng vạn người tham gia vào các dịch vụ thương mại thuốc lá khác.

+ "Chúng tôi đề nghị Chính phủ cần xem xét, chỉ  đạo có những chính sách phù hợp để hỗ  trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư sản xuất", bà Hoàng Thị Bình kiến nghị.

Nhà anh Trương Văn Tiện (xóm Lũng Lọi, Phù Ngọc) trồng trên 1ha, khi vào vụ thu hoạch, 2 lò sấy nhà anh hoạt động hết công suất, sản phẩm được bao tiêu với giá thành tương đối ổn định vì thế mà cái đói, cái nghèo bao năm nay đeo bám gia đình anh đã không còn, thay vào đó là những tiện nghi đắt tiền phục vụ đời sống gia đình.

Để cây thuốc lá thực sự là cây làm giầu, ông Hoàng Văn Bởi kiến nghị Viện Viện Kinh tế - Kỹ thuật thuốc lá tiếp tục hỗ trợ về giống và kỹ thuật cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm để mở rộng thị trường cũng như xây dựng một thương hiệu riêng cho sản phẩm để người nông dân làm thương hiệu. Bên cạnh đó, ông Bởi cũng trăn trở: Chúng tôi nghe phong thanh sắp có ý kiến đề nghị chuyển đổi trồng cây thuốc lá sang các cây khác của quốc tế “áp” vào Việt Nam, chúng tôi lo lắng bởi bao nhiêu năm nay cây thuốc lá đã giúp nông dân thoát nghèo, nếu như phải chuyển đổi, cả ngàn lò sấy đầu tư hàng ngàn tỷ đồng sẽ đắp chiếu, hơn nữa, xã cũng không biết sẽ trồng chuyển đổi sang cây gì?

Hy vọng những trăn trở của người dân và chính quyền nơi đây sớm được tháo gỡ. Có như vậy, người dân mới yên tâm làm ăn để xoá đói giảm nghèo, tiến lên xây dựng NTM.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất