| Hotline: 0983.970.780

Người Dao nuôi nhím làm giàu

Thứ Năm 17/06/2010 , 11:50 (GMT+7)

Người đưa giống con mới về nuôi tại địa phương là bác Lý Tài Thông, cựu Bí thư Đảng ủy xã, người Dao đầu tiên ở Quảng Ninh nuôi nhím, làm giàu.

Tìm được cây con mới, chuyển đổi tập quán canh tác, người Dao đỏ (Thanh Phán) xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh đã nhanh chóng ra khỏi danh sách xã nghèo thuộc diện 135. Người đưa giống con mới về nuôi tại địa phương là bác Lý Tài Thông, cựu Bí thư Đảng ủy xã, người Dao đầu tiên ở Quảng Ninh nuôi nhím, làm giàu.

Bác Lý Tài Thông kể: Quê chúng tôi đi theo quốc lộ 279 từ thị trấn Trới qua đèo Hạ My là sang tỉnh Bắc Giang. Tôi làm Bí thư Đảng ủy xã từ năm 1991 đến năm 2007 được nghỉ hưu. Xã tôi là xã miền núi với trên 500 hộ gia đình trong đó 95% là dân tộc Dao, trước năm 2000 xã thuộc diện nghèo 135, ít đất canh tác, thuộc thượng nguồn rừng phòng hộ hồ Yên Lập, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã 35,2%, trình độ dân trí thấp.

Là xã nghèo thuộc diện 135 được nhà nước hỗ trợ qua các chương trình 135; 134; 120, Dự án FAO… số tiền tài trợ trong 5 năm gần đây lên tới 30 tỷ đã tạo cơ sở hạ tầng của địa phương được xây dựng, nhiều hộ gia đình được tiếp cận với cách làm ăn mới, đường giao thông thuận lợi, nông dân nắm bắt thị trường chuyển đổi tìm cây con giống mới có giá trị kinh tế cao đưa vào nuôi trồng sản xuất nhờ đó phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương có hiệu quả, đến nay còn dưới 10% hộ nghèo, xã Tân Dân chúng tôi đã ra khỏi danh sách xã nghèo diện 135, được Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3.

Là cán bộ đảng viên, tôi đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi, được đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi, về vận động cán bộ đảng viên và nhân dân địa phương học tập làm theo các mô hình. Mình là cán bộ phải gương mẫu đi đầu, làm mô hình để bà con học tập. Biết tỉnh Bắc Giang có phong trào nuôi nhím đạt hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định nuôi nhím và vận động một số hộ cùng nuôi. Thế nhưng ngay từ đầu đã gặp khó khăn, người Kinh nuôi nhím không sao, còn người dân tộc Dao chúng tôi ngày xưa coi nhím là loại quái vật, loài ăn đêm.

Ai ban ngày thấy nhím thì phải mời thầy cúng cao tay đến cúng, nếu không sẽ gặp họa lớn cho gia đình. Khi gia đình tôi đưa nhím về nuôi, vận động mãi chỉ có 6 hộ làm theo, đó là vào năm 2003. Tôi lên tận Sơn La mua được đôi nhím giống (vì kinh tế gia đình còn hạn hẹp nên chỉ đủ tiền mua một đôi). Nuôi được ít lâu chẳng may con nhím đực sổng chuồng, vợ chồng tôi định bán con nhím cái không nuôi nữa. Nhưng suy đi tính lại mình là cán bộ vận động nhân dân nuôi nhím nay lại bỏ cuộc thì không được. Thế là tiếp tục nuôi, phối giống phải nhờ con nhím đực của hộ gia đình khác. Kiên trì vượt qua khó khăn tôi và một số hộ nuôi nhím đã có kết quả, đến năm 2007 gia đình tôi đã có nhím bán thu được 66 triệu.

Tôi dùng một số tiền thu được tìm mua các dòng nhím khác để lai tạo đàn giống. Năm 2008 tôi bán được 111 triệu tiền nhím, năm 2009 bán được 170 triệu, hiện nay gia đình tôi có đàn nhím gần 50 con. Ngoài nguồn thu từ bán nhím gia đình còn có thu nhập từ trồng rừng, chăn nuôi gà vườn, bán rau. Năm 2009 tổng thu nhập của gia đình khoảng 200 triệu, bình quân 65 triệu/người/năm. Nhờ phát triển kinh tế gia đình tôi xây dựng được nhà ở khang trang, xây chuồng trại chăn nuôi, mua sắm tiện nghi trong gia đình và đầu tư cho các con ăn học. Tôi có 5 người con đều học hết lớp 12, trong đó có 2 người có trình độ đại học.

Không chỉ gia đình tôi nuôi nhím thành công, thu được kinh tế cao, mà đã xóa đi được hủ tục lạc hậu ở địa phương, hiện đã có 45 hộ trong xã nuôi nhím, nhiều hộ có quy mô đàn nhím lớn hơn gia đình tôi. Ngoài nuôi nhím trong xã còn có nhiều hộ nuôi lợn rừng, lợn lửng có giá trị kinh tế cao, gia đình nào cũng nuôi gà thả đồi, nhiều hộ có trang trại lớn.

Chính vì tiếp cận được thị trường, giờ đây người Dao chúng tôi không còn lúng túng trước câu hỏi trồng cây gì nuôi con gì? Chúng tôi đã bước đầu tìm được những giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, xóa dần tập quán canh tác lạc hậu ở địa phương, tiến tới sản xuất hàng hóa lớn, tạo thu nhập cao cho các gia đình, như câu chuyện nuôi nhím của người Dao chúng tôi.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm