| Hotline: 0983.970.780

Người đem hơn 20 tỷ đồng đi cho

Thứ Ba 01/12/2015 , 06:35 (GMT+7)

Của cho không bằng cách cho. Của cho là một số tiền khổng lồ hơn 20 tỷ (cho xã, cho thôn, chưa kể cho ngoài xã hội) còn cách cho thì thật tế nhị, không hề phô trương.

Hi sinh tất cả

Chị kín đáo đến mức liên tục từ chối sự tiếp cận của các cơ quan báo đài đến mức tôi phải lần tìm đến tận nhà, gần như “bắt cóc” nhưng vẫn không thể “moi” được một câu chuyện, một bức ảnh.

Chị nhắc đi, nhắc lại với tôi rằng: “Đừng có mà đưa chị lên mặt báo bởi những việc chị làm cho làng có đáng gì đâu?”. Nhưng tôi nghĩ tấm lòng hải hà ấy của chị với làng nước, với việc xây dựng nông thôn hiện nay nên được toàn dân biết để khởi lên những mạch nguồn trong trẻo mạnh mẽ mới.

Quê chị, làng Trần Phú, xã Minh Cường (huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm lưới. Nổi thì nổi vậy nhưng mỗi ngày một thợ làm nghề cũng chỉ thu nhập trung bình 50-70.000đ/công.

Tuổi trẻ của chị là những chuỗi ngày gò lưng, chùn gối, rã rời tay vì thắt lưới. Chồng bộ đội đi biền biệt mù khơi, một nách bốn đứa con thơ, chị còn mở thêm một cửa hàng bán ngư lưới cụ.

Những năm 80 của thế kỷ trước, gom góp mãi mới đủ vật liệu xây nhà nhưng lại thiếu tiền thuê thợ, chị nựng đứa con thơ ngủ say trên cánh võng rồi vác gạch, đánh vữa, gánh cát, hùng hục như một con trâu mộng cho đỡ khoản công phụ.

Cuối cùng một căn nhà nhỏ rộng chỉ chừng 30 m2 cũng thành hình. Sáu năm sau chị mới dành dụm đủ tiền để đổ tiếp tầng hais.

Hầu như chẳng nghề nào chị không bươn bả, sáng chưa tỏ mặt người đã rời nhà, về lúc trời đã đầy trăng sao. Mẹ đắm đuối với công việc như vậy chẳng thế mà có bận, con chị cắp thằng em, sơ sẩy thế nào để tụt xuống giếng, tí nữa để ân hận cả đời.

18-16-53_dsc_0961
Cảnh sắc làng

Khi rời quê lên thành phố, chị bỏ nghề buôn lưới cụ mà chuyển sang mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng rồi kinh doanh dịch vụ du lịch. Cuối cùng còn mở hẳn Cty Cổ phần Thương mại và du lịch Hoàng Liệt ở Hạ Long (Quảng Ninh), làm ăn rất phát đạt.

Tới tận bây giờ, hơn 40 năm anh vẫn ở trong quân ngũ, gánh lo toan đè nặng đôi vai nhưng chị đâu có nghĩ nhiều đến mình mà chỉ chuyên tâm làm việc thiện. Những thứ khiến chị cảm thấy vui, thanh thản ở trong lòng. Chỉ cần có thế, mình biết, dân biết, làng biết là đủ chứ không màng phù hoa, danh lợi.

Tấm lòng sông bể

Việc tốt đầu tiên của chị là khôi phục những cái giếng làng. Những cái giếng tựa như con mắt thần của thôn, từng đem nước ngọt, nước lành nuôi dưỡng thể chất cũng như tâm hồn bao thế hệ.

Trong cơn gió bụi của thời buổi kinh tế thị trường, chúng bị bỏ phế, bị xâm hại không thương tiếc. Xót xa cho một mảnh hồn làng trước nguy cơ bị biến mất ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước chị đã gom đá ong, gạch vữa thuê thợ xây bao quanh mấy cái giếng. Để nước lại trong leo lẻo, để bèo hoa dâu lại ngằn ngặt xanh, cá cờ tung tăng quẫy.

Ngôi đình của làng hồi nào trở thành nơi chứa phân đạm, phân lân, nơi dựng dóng buộc trâu của xã viên HTX, dột nát đến mức cụ từ ngủ bên trong phải căng phải vải bạt qua bốn góc đỉnh màn đề phòng nước rỏ. Ngôi chùa của làng thì mối mọt xông tứ tung, xuống cấp cũng rất trầm trọng.

Trẻ vui nhà, già vui chùa. Chị tuy chưa già (sinh năm 1962) nhưng đã có cái tâm trân trọng vốn cổ dù trình độ học vấn thú thực mới chỉ 7/10. Chưa bao giờ chị thấy việc mình làm là đủ. Chưa bao giờ chị cảm thấy hài lòng vì bảo ra ngoài xã hội mới thấy sức mình còn nhỏ bé.

Nhiều người trông chị giản dị lại thường tất tả ngược xuôi tưởng nhầm là… O sin chứ nhất định không phải là bà chủ một bước lên xe, một bước xuống thảm. Nào có nề hà gì đâu, bởi quan niệm của chị là cái đẹp từ tâm mới quan trọng chứ không phải có cái vỏ mĩ miều bên ngoài. Nó luôn đúng từ gia đình, đến làng xã rồi rộng ra là cả xã hội.

Năm 2012, khi địa phương triển khai xây dựng nghĩa trang liệt sĩ vì tình cảm đối với các liệt sĩ và đối với quê hương, gia đình chị đã xin ủng hộ xây 2 nhà bia hương danh, 1 ly hương, 2 cây nến đá to, cột đèn đá, hệ thống điện, đèn cao áp… tổng giá trị 1,5 tỉ.

Làng Trần Phú thời chiến tranh đóng góp nhiều xương máu nhất xã với 72 liệt sĩ cũng được chị đóng góp công của dựng nhà bia hương danh trị giá 1,5 tỉ. Các công trình ở làng, ở xã, chỗ nào hầu như cũng có bàn tay của chị giúp sức như đầu tư ủng hộ xây dựng đường điện chiếu sáng trục đường thôn Trần Phú trị giá 500 triệu, ủng hộ xây đình làng 2,5 tỉ, xây chùa và đền 20 tỉ. Mới đây gia đình chị lại tiếp tục ủng hộ kinh phí xây cổng và quy hoạch lại khuôn viên trụ sở UBND xã trị giá 500 triệu.

18-16-53_dsc_0957
Nhà bia liệt sĩ của thôn Trần Phú

Làm đủ thứ cho làng, cho xã, đến khi xong xuôi mọi thứ chị mới dựng lên cho riêng mình một nếp nhà quê lấy chốn đi về. Cái nhà như một cái mỏ neo neo đậu hồn chị vào hồn làng, hồn xóm.

Nơi đó có giếng nước, tàng cây, có chim kêu, hoa nở. Lúc tôi đến nhà, cô hiệu phó trường cấp hai xã nhà đang rụt rè xin cho các học sinh một giàn máy tính 27 chiếc. Nhận được sự chấp thuận, cô mừng rơn liền mời chị đến dự lễ 20/11 nhưng bị từ chối khéo.

Đã không biết bao lần xã làm giấy khen, thành phố có ý định biểu dương nhưng chị cũng từ chối hết. Ngay cả một dòng họ tên cũng không thể tìm thấy trong bất kỳ một công trình nào mà chị góp sức dựng xây. Ngay cả một bức ảnh chụp kỷ niệm lễ khởi công hay khánh thành cũng dứt khoát không được phép treo ở những công trình mà trị dốc tiền tỉ.

May mắn là trong bức ảnh chụp lễ khánh thành đình làng ở nhà Trưởng thôn Trần Phú, anh Đinh Văn Ngông, tôi thấy có chị đứng lấp ló giữa hàng chục người ngày vui hôm ấy. Bức ảnh do một người con của làng ở xa quê về chụp mang tính kỷ niệm nên tôi mới mạn phép xin anh trưởng thôn một phiên bản.

Sau khoảng 15 phút trò chuyện, chị xin phép vì việc bận tiễn tôi ra về với cả một buổi chiều loang nắng. Những tia nắng vàng như rót mật trên con đường làng bê tông rộng rãi với hai hàng cột điện cao áp vút lên. Những tia nắng hắt bóng cổ thụ lung linh soi mặt giếng làng.

Những tia nắng nhảy nhót trên tay, trên mặt tượng Phật quan thế âm bồ tát của chùa làng đang trong ngày hoàn thiện. Những tia nắng dắt tôi đến với ngôi đình làng năm nào phân lân, phân đạm nhét đầy, nay rất khang trang, sạch đẹp.

Khuôn viên đình có một đám trẻ đang nô đùa bóng chuyền, bóng đá. Tiếng cười của chúng giòn tan như ngô rang trong chảo gang nóng. Ông Vũ Văn Tùng, người trông đình chứng kiến cảnh đó, cười rung rinh cả chòm râu bạc.

Ông bảo với tôi rằng những việc nghĩa của chị cả làng, cả xã này đều biết. Nó lay động đến từng tâm can mỗi người đến nỗi một người đánh cá như ông, ba bốn giờ sáng đã phải đồng trên xóm dưới bòn từng con tôm, con tép mà vẫn đóng góp trên 3 triệu đồng vào cuộc dựng đình. Không phải đâu xa lạ, nông thôn mới bắt nguồn từ những những con người bình dị như vậy. Chị là Đinh Thị Bằng.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất