| Hotline: 0983.970.780

Người đưa thư báo thiếu trách nhiệm

Thứ Hai 13/02/2017 , 08:36 (GMT+7)

Tôi sống tại đội 4, thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Thi thoảng tôi có viết bài cộng tác với một số tờ báo Trung ương cũng như địa phương...

Chính vì vậy mà hàng tuần cũng như hàng tháng tôi thường nhận được báo biếu, cũng như thư chuyển tiền nhuận bút gửi qua đường bưu điện từ các tòa soạn.

Những năm trước, thư báo cũng như thư chuyển tiền tôi vẫn nhận được đều đặn, bởi khi có thư báo về tới xã là người làm công tác đưa thư báo chuyển tới nhà tôi ngay. Thế nhưng, khoảng mấy tháng gần đây, không hiểu vì lý do gì mà người đưa thư báo của xã (cụ thể là thôn, tổ sản xuất) không hề đưa thư báo cho tôi, trong khi các tòa soạn vẫn thường xuyên gửi báo biếu và thư chuyển tiền.

Dẫu không nhận được báo biếu, tôi chỉ hơi ấm ức và bực bội một chút, nhưng không nhận được thư chuyển tiền nhuận bút thì quả tôi rất tù mù, không biết mình có thông báo nhận tiền hay không để ra bưu điện lĩnh, bởi lỡ không may tòa soạn gửi nhuận bút qúa 1 tháng mà không có người nhận được thì bưu điện sẽ hoàn trả lại nơi gửi.

Vì vậy thi thoảng tôi vẫn phải ra tận bưu điện Bắc Thăng Long (thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long) để hỏi xem mình có thư chuyển tiền hay không. Cứ dăm bữa, nửa tháng tôi lại ra, và hầu như lần nào tôi cũng có thấy thư chuyển tiền và tiện thể lĩnh luôn. Hỏi nhân viên bưu điện sao không có thư phát thông báo để tôi biết mà ra nhận, thì nhân viên nói vẫn viết thư thông báo bình thường cho tôi (?!)

Qua việc không nhận được báo biếu cũng như thư chuyển tiền nêu trên, tôi có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, người đưa thư báo ở xã tôi, mà cụ thể là thôn, đội sản xuất số 4 của tôi làm ăn thiếu trách nhiệm, rất có thể thư báo về tới địa phương nhưng họ không đưa cho tôi mà giữ lại để đọc.

Việc giữ lại thư báo mà không phát cho người được thụ hưởng theo địa chỉ ghi trên thư báo như vậy là vi phạm pháp luật. Công việc của người đưa thư báo, công văn là nhận thư từ cấp xã rồi phát lại theo địa chỉ của các cá nhân ở địa phương mình, vậy mà họ không làm tròn trách nhiệm...

(Đông Anh, Hà Nội)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm