| Hotline: 0983.970.780

"Người không chân" và gã mù thiện xạ

Thứ Hai 06/08/2012 , 11:40 (GMT+7)

Đến với London 2012, nếu gọi những vận động viên (VĐV) đỉnh cao như: Phelps, Lin Dan, Usain Bolt, Yohan Brake… là những ngôi sao, thì ở thái cực khác, những VĐV có xuất phát điểm đặc biệt được người hâm mộ gọi là tiêu điểm.

Đến với London 2012, nếu gọi những vận động viên (VĐV) đỉnh cao như: Phelps, Lin Dan, Usain Bolt, Yohan Brake… là những ngôi sao, thì ở thái cực khác, những VĐV có xuất phát điểm đặc biệt được người hâm mộ gọi là tiêu điểm.

NNVN xin gửi đến bạn đọc một số gương mặt đặc biệt đang thi đấu tại Olympic London 2012.  

Từ khi Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) xét những tiêu chuẩn thực tế để những vận động viên khuyết tật được tham gia các môn thi bình đẳng như các vận động viên bình thường, thay vì Paralympic (dành cho người khuyết tật), nhiều người đã gọi đây là bước ngoặt mang tính nhân văn. Vận động viên điền kinh Oscar Pistorius của Nam Phi và cung thủ Im Dong Hyun của Hàn Quốc là 2 trường hợp điển hình. 

Bất lợi từ điểm xuất phát

Oscar Pistorius không phải cái tên xa lạ. Anh nổi tiếng là một vận động viên khuyết tật người Nam Phi, vươn lên trong sự nghiệp đương đại và hướng đến chiến thắng bằng cả sự hy sinh, đấu tranh của bản thân.

Ước mơ của Oscar Pistorius là tham dự tại đấu trường đỉnh cao Olympic và thi đấu công bằng với các vận động viên bình thường. Tháng 5/2008, Tòa án thể thao (CAS) đã ra phán quyết khẳng định Oscar Pistorius không có bất cứ lợi thế nào trong các cuộc thi với những vận động viên bình thường. Quyết định này cũng có nghĩa Oscar Pistorius được phép tham dự vào một giải đấu do Liên đoàn Điền kinh Thế giới và IOC tổ chức.


Oscar Pistorius trên đường chạy

Ở Paralympic 2008, Oscar là “vua” khi anh giành HCV, đồng thời ở các nội dung chạy tốc độ: 100m, 200m và 400m, chính lí do này khiến Oscar có thêm động lực anh có thể thi đấu ở những đấu trường khắc nghiệt hơn. Oscar Pistorius được gọi tên vào đội tuyển Nam Phi tới dự Thế vận hội lần này kể từ hồi đầu tháng 7.

Thật tuyệt vời, khi nhìn thấy tên mình đứng ở vị trí số 125 trong bảng danh sách, Oscar Pistorius đã yên lặng trong giây lát để rồi vỡ òa trong cảm giác phấn khích và vui sướng. “Tôi nghĩ rằng buổi sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, má của tôi đã bị chuột rút mất. Nó cứng đơ vì chắc hẳn tôi đã cười mãi trong khi ngủ, ước mơ cuộc đời tôi đã bắt đầu".

Không hẳn là một vận động viên khuyết tật, nhưng cung thủ Im Dong Hyun của Hàn Quốc cũng trong tình trạng “tai nạn” không kém đau đớn. Anh là vận động viên bắn cung nhưng 2 mắt của Im Dong Hyun gần như không nhìn thấy gì, mắt trái anh chỉ còn mức thị lực 20/200, mắt phải cũng cực tồi tệ với mức 2/100. Nghe có vẻ nực cười, và nhiều người sẽ đặt câu hỏi, Im Dong Hyun sẽ thi đấu kiểu gì khi không nhìn thấy được?

Anh xác định hoàn toàn dựa vào cảm giác và luyện tập chăm chỉ. Im Dong Hyun nói rằng, mọi thứ đối với anh bây giờ đều mờ ảo như nhìn qua làn nước bể bơi vậy. Anh chỉ có thể xác định một cách tương đối màu sắc và cách phân bố, mọi thứ còn lại phải tuỳ thuộc vào cảm giác. Có một điều Im rất lo sợ, đó là không phải lúc nào anh cũng ở trong tình trạng tốt nhất. “Đôi khi có những ngày xấu trời, tôi chẳng nhìn thấy gì, nếu điều đó rơi vào đúng những ngày thi Olympic, tôi coi như không còn chút cơ hội nào”.

Bất bình và kỳ tích

Oscar là người không chân đầu tiên tham dự vào một Thế vận hội. Có tiền lệ thì sẽ có những trường hợp tiếp theo, điều này đương nhiên gây ra những tranh cãi. Những người thuộc trường phái nhân văn cho rằng, việc Oscar tham dự Olympic sẽ tạo công bằng xã hội. Ngược lại, có ý kiến cho rằng điều này là mất “mỹ quan” cũng như những nguyên tắc khắt khe đỉnh cao vốn có của ngày hội huyền thoại trên hành tinh, và Paralympic đột nhiên thành trò cười cũng như chẳng còn chút ý nghĩa nào với cộng đồng người khuyết tật.


Cung thủ Im Dong Huyn phá kỷ lục Olympic tại London

Huyền thoại điền kinh Michael Johnson cho rằng Oscar Pistorius là tấm gương, là hình ảnh tiêu biểu về sức chịu đựng của con người, của chiến thắng trước số phận nhưng việc Uỷ ban Olympic quốc tế cho phép một vận động viên khuyết tật tham dự Olympic mà không phải là Paralympic đã phá vỡ quy luật đặt ra hàng trăm năm nay và tạo những tiền lệ lộn xộn.

Dù có tranh cãi gì xảy ra đi chăng nữa, một sự thực là, sự nghiệt ngã của số phận chưa bao giờ có thể đánh gục Oscar hay Im Dong Hyun khỏi những khát vọng thi đấu và tình yêu thể thao cháy bỏng.

Với Im Dong Hyun, sự bức xúc lại đến từ phía anh khi mọi người luôn có ý kì thị anh là một người khuyết tật. Im Dong Hyun vốn không phải một vận động viên có thị lực kém, anh thi đấu đỉnh cao và từng có thành tích tốt trong các giải vô địch thế giới với cả đồng đội và tư cách cá nhân. Nhưng thị lực của Im Dong Hyun ngày một yếu đi theo thời gian và hành trình thi đấu, cho đến lúc một mắt của anh gần như mù hẳn và một mắt thì nhìn rất kém.

Theo tính toán, người ta cho rằng, Im Dong Hyun phải đứng gần một vị trí hơn vận động viên bình thường 10 lần và tập trung hơn họ rất nhiều mới có thể thi đầu công bằng. Nhưng Im Dong Hyun không cần điều đó để làm nên tiền lệ kì diệu đầu tiên, hôm 27/7, cung thủ 26 tuổi xứ Hàn lập kỷ lục thế giới với thành tích 699 điểm sau 72 mũi tên được bắn ra. Điều đáng nói là anh vượt qua kỷ lục cũ của chính mình 3 điểm.

Olympic London là lần đầu tiên Im Dong Hyun giành HCV cá nhân, sau bảng thành tích cá nhân và đồng đội ấn tượng. Việc Im Dong Hyun giành được thành tích trên được ví như xác suất thành công 1%, nhưng về phía mình, Im Dong Hyun cho rằng, phải tập luyện chăm chỉ và vượt qua khó khăn mới mong thành công, may mắn chỉ đến khi bạn cố gắng.

Xem thêm
Giáo sư Tô Ngọc Thanh trọn đời tâm huyết văn hóa dân gian

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, một nhân vật tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, vừa qua đời ở tuổi 90 vào sáng 24/4 tại Hà Nội.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.