| Hotline: 0983.970.780

Người lái đò ở biển Đông

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:38 (GMT+7)

Lái đò ở biển khác hẳn với lái đò trên sông. Phải thông thạo ngôn ngữ của khơi xa, của mỗi mùa gió.

Mờ sáng, trăng hạ huyền còn chênh chếch vắt một mảnh ngang lưng trời, lái đò Hoàng Văn Thanh đã lay lay người giục tôi dậy. Bên ngoài gió mặn thổi se sắt, trong nhà cũng ù ù gió thốc.

>> Nghề vớt tiền trôi
>> Đi bẫy lộc biển
>> Công dân số một trên đảo
>> Thẳm xa đảo Trần

Dân Cô Tô (Quảng Ninh) không có thói quen đóng cửa khi ngủ cũng như cất xe máy vào nhà. Tóc húi cua ngang tàng, thân mình nâu bóng lưỡng, mắt vời vợi nhìn xa trong con ngươi như có muôn trùng khói sóng, Thanh là một đứa con của biển cả.

Buổi sớm ở bến đò ồn ã và náo nhiệt. Tiếng gà quang quác, tiếng vịt quàng quạc, tiếng lợn ùn ịt, tiếng mấy bà buôn choang choác, tiếng mấy lão ngư ồm ồm. Mũi đò ngan ngát xe máy, xe đạp, thùng hàng, gánh rau củ quả. Lướt một lượt mắt qua mặt khách, ai rượu chè đỏ gay, lái đò Thanh dặn ngồi xuống ghế kẻo ngã, ai trẻ con người già được ưu tiên ngồi hàng đầu.

Đò hiếm khi đầy khách nhưng bao giờ cũng đầy tiếng động. Mùa này ngư dân trúng đậm mực, sứa, từng cục tiền cộm lên trong túi áo, túi quần. Ai cũng phà phà cười hỏi nhau địa chỉ của một ông Phao nào đó chuyên bán vàng trên thị trấn.

Máy nổ xình xịch. Tàu nhẹ lướt. La bàn một bên, tay vẫn vô lăng như múa, tay “đấm” số tiến, số lùi, lái đò Thanh chạy khéo cắt đầu con sóng bạc. Từng hành nghề lặn ở đảo Bạch Long Vỹ, mò mẫm dưới biển sâu 30-40 m giữa đàn cá nhám bơi lù lù như những quả thủy lôi khổng lồ cũng không hề làm cho anh khiếp hãi.

Lái đò ở biển khác hẳn với lái đò trên sông. Phải thông thạo ngôn ngữ của khơi xa, của mỗi mùa gió. “Tháng tám đánh trâu bò ra, tháng ba đánh trâu bò về”, tức tháng tám sáng nước to còn chiều nước yên và tháng ba thì ngược lại. Hiểu được sóng để mà cắt chéo nó mới giảm sức va đập, tạo độ lướt cho thuyền. Thuộc từng dòng chảy ngầm để chúng không bẻ cong đường hướng đã định sẵn. Phải tính toán sao cho đi từ quãng đường A-B cách xa nhau cả chục cây số, sai số giữa hai bến không quá vài chục sải tay.


Đò chuẩn bị cập bến

 

Trong một chuyến đi Vân Đồn, nhác trông phía bắc có đám mây quầng đen sà xuống, lái đò Thanh phán đoán cơn giông sẽ đến nên cho dừng thuyền. Một lát sau áng mây bị đứt chân, rời khỏi mặt biển, xác định cơn giông không xuống nữa anh lại tiếp tục hành trình dang dở.

Nổ máy được một lúc, bỗng nhiên gió xoay hướng tây bắc - thứ gió mà các cụ đúc kết: “Cơn tây mưa rây, gió giật” nên anh vội vòng thuyền, thốc hết ga mà chạy. Về đến bến sóng gió đã ập tới phía sau lưng, tàu quay ngang không ăn lái. Buông vội tay lái ra, anh ném 2 cái neo cắm xuống cát mới giữ phương tiện khỏi trôi dạt ra ngoài cửa biển…

Hoàng Văn Thanh là người đầu tiên lập bến đò Thanh Lân - Cô Tô nối hai bờ hải đảo cách đây quãng mươi năm. Trước đó dân đôi bờ muốn qua lại giữa hai đảo chỉ duy nhất phương tiện cá nhân như mủng, mảng vừa nguy hiểm vừa không hiệu quả kinh tế. Anh Thanh dùng xà beng cặm cụi cậy từng tảng đá tạo lối vào, san đường đi trên ghềnh, xin chính quyền cấp phép mở bến với lịch chạy một ngày bốn lượt đi về.

Hồi mới có cảng xây nhưng thiếu lối, thấy dân phải trèo nóc thuyền, đội cả gà vịt, hàng hóa trên đầu mới lên được cảng, Bí thư Huyện ủy Cô Tô Nguyễn Đức Thành cấp tốc cho xây bờ cập tàu, đắp bậc cầu thang chấm dứt cảnh leo trèo nguy hiểm.

Lái đò thứ hai có tên Hoàng Việt Tuân nổi tiếng với muôn việc làm trượng nghĩa. Năm 2010, chị Đoàn Thị Lý ở thôn 3 xã Thanh Lân bị viêm ruột thừa đúng khi bão tố, sóng giật cấp 7, cấp 8, tàu thuyền đã vào âu trú tránh hết. Trạm xá xã đề nghị gia đình chị đưa đi bệnh viện huyện từ chiều mà họ loay hoay tìm phương tiện cả buổi cũng không được. Một chủ tàu khách to được ngã giá thuê 5 triệu đồng nhưng nhìn sóng lớn cũng không dám nổ máy.

Tính mạng chị Lý tựa như lá vàng trước gió, đưa đi cấp cứu được thì sống, chần chừ sẽ chỉ còn nước chết khiến Bí thư Đảng ủy và Phó chủ tịch xã nóng ruột đến tận nhà anh Tuân để nhờ. Anh em ra cảng thăm dò, nhìn sóng bạc đánh trùm cầu thì không một lời dám ép mà chỉ để Tuân tự quyết định. Đến 8 giờ tối, anh mạo hiểm nhận lời. Sóng to đến nỗi không thể cập vào bến Cô Tô vì đò sẽ đập vào bờ đá, lái đò Tuân phải dùng thuyền nan chở bệnh nhân, dòng dây thừng mà kéo vào. Bệnh nhân lên đến bờ được đưa vào bàn mổ ngay, chậm một hai tiếng là cửa mả chực sẵn.


Lái đò Hoàng Việt Tuân

+ Ông Nguyễn Duy Phong, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Lân, kể với tôi về một trường hợp bị thai khó, giữa bão tố mà cả ban ngành đoàn thể của xã kéo nhau đến… động viên. Thai phụ vỡ ối đã lâu, người lả đi, gia đình chuẩn bị sẵn tâm lý cho tình huống xấu nhất. Đến 2h sáng chị lên cơn đau tưởng mười mươi chết, cuối cùng lại rặn được, mẹ tròn con vuông. Sự sống giữa trùng khơi thật bền bỉ đến khó có thể tin nổi.

+ “Sông có khúc, người có lúc, cứu người không mong người trả ơn mà chỉ để làm cho lòng ta thêm thanh thản, làm cho đời thêm tươi”, lái đò Hoàng Văn Thanh.

Vụ tàu cá của ông Mai Công Điệp thôn 1 gãy bánh lái ở giữa vùng sóng lớn, không định hướng được, lênh đênh trên sóng nước chực chìm. Anh Tuân ra buộc thuyền của mình vào mạn tàu của ông Điệp rồi lai dắt vào vụng trú giữa những cơn sóng phủ trùm qua mũi, qua mái…

Năm 2011, trên chuyến đò khi khách đã lên bờ hết, anh Tuân thấy một túi nylon màu đen của ai đó bỏ quên. Sờ vào túi, cồm cộm những cọc tiền, anh cất đi rồi chạy tàu về cảng. Vừa lúc ấy điện thoại của ông Lê Xuân Thức, Trưởng đài Phát thanh - Truyền hình Cô Tô gọi, chưa kịp mở lời anh Tuân đã hỏi: "Chú để quên tiền trên tàu à? Bảo cô ra cảng mà lấy lại, không mất được đâu mà sợ".

Hôm đó vị trưởng đài mang tiền đi trả nợ hàng hóa cho vợ rồi bỏ bẵng. Tôi hỏi lái đò Tuân có biết bao nhiêu tiền không, anh chỉ cười bảo: “Sờ vào túi biết là những cọc tiền nhưng không phải tiền của mình nên tôi cũng không mở ra đếm. Sau, ông Thức có bảo chỗ đó là 40 triệu thì biết vậy thôi”.

Mỗi khách đi đò thu 25.000đ/vé, không kể gửi hàng từ 5-10.000đ xấp vở, cái cặp, tấm bảng học sinh, bòn từng đồng bạc lẻ mà không hề hé mắt mở túi tiền của người khác ra, việc làm đó có lẽ chỉ có lái đò Tuân.

Rằm trung thu, anh em nhà đò quyên tiền nhau làm trại thiếu nhi ở trên bờ. Dưới nước họ chở đội kỳ lân đánh trống, khua chiêng, múa sư tử tại các tàu bè, đem niềm vui ban phát cho từng sắp nhỏ. Làm nhiều điều tốt, xả thân giúp người nhưng đợt xã gọi Hoàng Việt Tuân ra viết báo cáo để còn xét tặng giấy khen, anh cáo bận rồi lại tiếp tục với chuyến đò còn dang dở.

Lái đò Tuân ấp ủ với tôi một dự định khôn nguôi, dự định thành lập HTX vật tư nông nghiệp cung ứng cho toàn xã. Với phương tiện vận chuyển trong tay, mua tận gốc, bán tận ngọn, HTX của anh sẽ cung cấp mọi sản phẩm với một mức giá rất rẻ chứ không để tình trạng giá cả giữa hải đảo và đất liền có độ chênh lớn như hiện tại.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm