| Hotline: 0983.970.780

Người mang lại hạnh phúc cho trâu bò

Thứ Năm 09/03/2017 , 13:45 (GMT+7)

Dân ta ngày xưa có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp", nên mỗi khi con trâu con bò bị ốm hay đến tháng động dục… thì cả nhà đều lo lắng, nháo nhào lên mà tìm người đến giúp.

Giỏi nức tiếng cả nước

Ở phường Lam Sơn, TX Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có ông Lê Hồng Hà vốn là cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa.

Từng đoạt nhiều giải cao tại hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, tay nghề ông Hà giỏi đến mức được cả Trung tâm Khuyến nông Quốc gia mời về đào tạo cho các khuyến nông viên trong cả nước. Nhiều cán bộ khuyến nông cấp huyện, cấp tỉnh ở Thanh Hóa dù được ông đào tạo qua, tuy nhiên khi học xong đa số vẫn lúng túng vì không được thực tế nhiều như ông và cũng ít người đam mê gắn bó cái nghề này như ông Hà.

15-32-20_ong-h-gioi-thieu-giy-khen-duoc-nh-nuoc-tro-tng
Ông Hà giới thiệu giấy khen được nhà nước trao tặng
 

Chúng tôi đã theo để chứng kiến công việc mà ông Hà gắn bó, đam mê suốt mấy chục năm qua. Tất cả những đồ nghề cần thiết gồm: bình phích đông lạnh đựng nitơ, súng bắn tinh, ống ghen để phối giống, găng tay… được ông để gọn gàng trên chiếc xe Dream cũ kỹ.

Ông Hà cho biết, cách đây hơn 10 năm ông từng đi xa nhất khoảng 80 cây số bằng xe máy để phối giống bò cho một hộ nghèo ở Ninh Bình. Trung bình mỗi ngày ông đến ít nhất 8 hộ, có ngày ông đi từ 300-400 cây số để giúp các huyện lân cận trong tỉnh hay những huyện giáp ranh ở tỉnh Ninh Bình, có khi còn đi đến cả tỉnh Nam Định.

Theo ông Hà, chúng tôi tìm đến nhà ông Lê Đình Thành, ở thôn 12, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ông Thành cho biết, nhà có con bò đã nuôi được 2 năm, mới hôm qua nghe bò kêu đực cả ngày và không ăn gì nên gọi ngay cho ông Hà đến để phối giống. Đây cũng lần đầu tiên gia đình ông Thành thụ tinh nhân tạo cho con bò nhà.

15-32-20_ong-h-chun-bi-thu-tinh-nhn-to-cho-con-bo-nh-ong-thnh
Ông Hà chuẩn bị thụ tinh nhân tạo cho con bò nhà ông Thành

 

Xen qua khu vườn chuối của gia chủ, đầu tiên ông Hà đến kiểm tra xem con bò đã được buộc chặt chưa, tay ông vỗ vỗ nhẹ lên thân nó như cách động viên một người bạn. Ông Hà tâm sự, tính đến nay đã trên 20 năm kinh nghiệm làm nghề phối giống cho trâu, bò.

Ngày xưa, trong lúc đang đứng phối giống thì bị bò đá mạnh vào bụng đau đến mức phải đi viện cấp cứu; có lần bị trâu đá cũng khâu đến 20 mũi ở mắt… Còn có lần nghe chủ nhà nói con bò này hiền lắm nên ông đâm ra chủ quan, dây buộc không chặt, trong lúc đang thụ tinh thì nó nhảy ra sau đá trúng ngay cái xà beng, sau đó xà beng bay thẳng xuống đất, sượt qua mắt gây nên vết sẹo dài trên mặt ông.

Ông Hà cho hay, cách đứng khi phối giống rất quan trọng, phải đứng đúng tư thế chân trước chân sau chếch nhau 45 độ, ngoài ra những yêu cầu cơ bản như: trước khi thụ tinh phải kiểm tra xem bò có khối u không, nếu có sẽ vô sinh, cách lấy tinh, dùng súng bắn tinh… phải thực tập nhiều mới thạo được.

15-32-20_ong-h-chun-bi-do-nghe
Ông Hà chuẩn bị đồ nghề

 

Do nghề này vừa nguy hiểm vừa vất vả nên nhiều người chỉ học để biết thôi ít ai đi làm gắn bó với nghề như ông. Lần đầu tiên phối giống cho bò, ông đã làm rất tự tin vì ngày trước cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có ông và 2 người nữa được đi học phối giống cho trâu và bò với đội ngũ giáo viên là những chuyên gia đến từ nước ngoài giảng dạy, tuy nhiên đến giờ cũng chỉ còn mình ông vẫn theo nghề.

Trước đây, dân ta nghe nói đến chuyện phối giống nhân tạo cho trâu, bò đều phì cười, ít người tin và sợ các ông cán bộ kỹ thuật sẽ làm hư con bò, do giá trị một con bò khác hẳn con lợn.

Lúc đó có nhà nuôi lợn hàng xóm thấy ông phối giống cho lợn giỏi thì mới dám để ông thụ tinh nhân tạo thử cho con bò của mình, sau lần đầu phối đó, nhà hàng xóm được một con bê khỏe mạnh đem bán được gấp đôi tiền. Nhờ lần đó mà nhiều người biết tiếng đến tìm ông, tuy vậy có những nhà chỉ có một con bò nhưng phải đợi hàng xóm phối được 7 con rồi mới tin, mới dám điện thoại nhờ ông giúp.
 

Mát tay và nhân ái

Lúc trước nhà nước hỗ trợ tinh nên ông chỉ lấy giá công 30 ngàn. Bây giờ tinh bò tinh trâu người dân tự mua nên tính cả tiền công ông lấy 200 ngàn cho một lần thụ tinh bò, còn thụ tinh cho trâu thì 500 ngàn một lần. Nhưng gặp những hộ gia cảnh nghèo ông không lấy tiền mà chỉ giúp không công. Có ngày cao điểm ông phối đến 20 con bò, trung bình mỗi ngày ông phối giống từ 8-10 con, nhiều lúc đi đường bị té xe nhưng vẫn cố gắng đến giúp vì con trâu con bò là gia tài của người dân vùng quê.

15-32-20_con-tru-duoc-ong-thu-tinh-thnh-cong-tu-nm-ngoi
Con trâu được ông Hà thụ tinh thành công từ năm ngoái

 

Ông Hà cho biết, mỗi năm riêng bản thân ông tiêu thụ khoảng 5 ngàn liều tinh trâu bò, số lượng này có khi bằng cả mấy tỉnh miền Bắc cộng lại, trong đó tinh bò chiếm 95%. Tỷ lệ khi phối giống nhân tạo cho bò ông làm đạt được trung bình được 70-80%, trong khi đó tỷ lệ quy định khi phối cho bò nếu cao chỉ khoảng 60%.

Sau khi phối giống xong cho con bò nhà ông Thành, ông Hà mở quyển sổ luôn mang bên người ra ghi số hiệu tinh và ngày tháng năm của những con bò đã phối giống, cuốn sổ này được ông gọi là sổ hạnh phúc của những con bò.

Tôi tiếp tục đi theo ông Hà qua những con đường quê gồ ghề sỏi đất, tìm đến nhà ông Vũ Trọng Thủy, thôn Quỳnh Phong 1, xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ông Thủy cho biết, cả nhà có một con trâu nuôi đã được 8 năm, mấy năm trước mỗi khi trâu phát dục thường cho ra đồng để phối giống, những lần đó phải dắt trâu đi bộ đến cánh đồng cách 5 cây số rất vất vả, nhưng lúc được lúc không, có khi còn bị trâu khác húc tả tơi nên năm nay nhờ ông Hà đến phối nhân tạo.

15-32-20_con-tru-nh-ong-thuy-dng-duoc-phoi-giong
Con trâu nhà ông Thủy đang được phối giống

 

Nhìn con trâu cái đang thời kỳ phát dục, ông Hà cho hay, trâu khi động dục thường im lặng rất khó biết, thường đứng yên, không ăn, dắt đi thì ngó nghiêng, lệch đuôi... Khi con trâu gần hết thời động dục mà phối giống sẽ không hiệu quả nên ông phải đến ngay để giúp dân, cách phối giống cho một con trâu khó hơn cho bò nhiều nên tỷ lệ thành công thấp hơn bò chỉ đạt 40-50% và phụ thuộc vào từng thời điểm lúc phối.

Sau những thao tác chuyên môn quen thuộc hàng ngày, con bò nhà ông Thủy cũng được phối giống xong, nghe ông Hà nói gia đình sắp được thêm một con nghé con rồi, vợ chồng ông Thủy ai nếu đều cười to.

Chuông điện thoại ông lại reo, ông tiếp tục tìm đến những nhà đã hẹn. Có ngày ông về nhà lúc đêm khuya, hoặc có khi 1h sáng ông vẫn còn đi. Nhìn ông tiếp tục đi làm mà chưa biết khi nào mới nghỉ, tôi thầm khâm phục lòng nhiệt huyết yêu nghề của ông. Dù đã bước vào cái tuổi 60, nhà cửa khang trang con cháu trai gái đầy đủ nhưng hằng ngày ông vẫn tiếp tục đi giúp những người dân quê.

Ông Hà kể chuyện, cách đây mấy ngày có con bê cũng ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mới được 20 ngày tuổi thì bị taxi tung trong đêm, tờ mờ sáng ông phải chạy đến để bó bột giúp, nếu không con bê này sẽ bị bán rẻ lấy thịt gây thiệt hại rất nhiều cho chủ nuôi.

Cũng có nhà có con bò bị lộn tử cung chuẩn bị đẻ nếu không có kỹ thuật thì chỉ bán lấy thịt nhưng ông đến giúp xử lý như sát trùng, đặt thuốc, khâu lại. Còn có năm đêm 30 tết ông phải đi cắt chim bò nếu không con bò sẽ bị hoại tử, người nuôi đành phải bán thịt giá rẻ…

Tuy chỉ có nghề chuyên môn là thụ tinh nhân tạo cho bò nhưng ông Hà vẫn tự hào khoe với tôi rằng, mỗi năm nghề của ông đã giúp được cho người dân quê đỡ thiệt hại cả chục tỷ đồng, bởi đối với người dân nông thôn, mỗi con trâu con bò là cả một gia tài của họ.

 

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.