| Hotline: 0983.970.780

Người mê mệt nàng Kiều

Thứ Tư 20/05/2015 , 06:20 (GMT+7)

Ông La Văn Tiến hiện được xem là người có bộ sưu tầm các ấn phẩm về Truyện Kiều lớn nhất Việt Nam.

Say mê

Khi tôi đến tham quan “Triển lãm bộ sưu tập Truyện Kiều” tại Crescent Mall (TPHCM), thì ông La Văn Tiến, chủ sở hữu bộ sưu tập, đang tất bật chở một thùng ấn phẩm "Thúy Kiều" của tác giả Phạm Đan Quế để tặng cho khách tham quan nào có tên Thúy Kiều.

Ông Tiến tự hào: Dòng tộc tôi theo con đường tơ lụa rời đất Quảng đến sống tại Sài Gòn từ năm 1865. Ấn phẩm về Truyện Kiều đầu tiên năm 1971 là của tác giả Bùi Khánh Diễn do cha mua cho, được xuất bản năm 1965. Những năm chiến tranh ác liệt của 1968-1972 hầu hết các NXB không ra sách. Đến năm 1973 thì hàng loạt các NXB tại Sài Gòn khi ấy như Khai Trí, Xuân Thu, Khắc Bảo…

Ông Tiến tấm tắc: Càng đọc các tác phẩm của những người nghiên cứu về Truyện Kiều, tôi càng khâm phục cụ Nguyễn Du. Đến nay có gần 200 tác giả bình chú Truyện Kiều mà vẫn chưa hết chuyện, từ bản đồ địa danh những bước lưu lạc của Thúy Kiều trong 15 năm đến từ điển giải thích các điển tích được cụ Nguyễn Du đề cập trong tác phẩm…

Bộ sưu tập 320 ấn phẩm về Truyện Kiều của ông là của 149 tác giả và 67 NXB. Ngoài những bản chữ Nôm, Hán còn có các bản được viết bằng tiếng Hoa, Anh, Tây Ban Nha, Pháp…

Những ấn phẩm xuất bản trước 1975 không ghi trọng lượng, kích cỡ cho nên ông và cộng sự đã phải mất 3 ngày để cân, đo từng ấn phẩm cho danh mục bộ sưu tập này. Nhờ vậy mà ông mới biết, nặng nhất là cuốn “200 năm nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều” của Lê Xuân Lịch (3.520 gam) và nhẹ nhất là cuốn Truyện Kiều bỏ túi, chỉ có 45 gam.

Những ấn phẩm đặc biệt

Đan xen trong câu chuyện về cuộc đời ba chìm bảy nổi của mình, là những câu chuyện doanh nhân La Văn Tiến sưu tập được những cuốn về Truyện Kiều độc đáo. Chuyến xuất ngoại châu Âu tìm thị trường đầu tiên năm 1989, ông Tiến đã mua được cuốn Truyện Kiều của Tiệp Khắc in tặng Việt Nam trên đường Acrơbát tại Mát-xcơ-va (Nga).

13-52-46_img_2402
Nhiều người thích thú với bộ sưu tập truyện Kiều của ông La Văn Tiến

Truyện Kiều bằng tiếng Pháp là nhiều ấn phẩm nhất, bao gồm của các dịch giả Pétrus Ký, Lê Cao Phan và Nguyễn Văn Vĩnh... Rất nhiều trí thức Campuchia ngưỡng mộ tác phẩm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nên tác phẩm Truyện Kiều bằng tiếng Pháp được bán ở Campuchia rất nhiều. Ấn phẩm về Truyện Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh do ông Tiến mua được khi sang Campuchia làm ăn.

Nếu cuốn "Nguyen Du The Tale of Kieu" mua từ Mỹ chỉ mất có 60 USD thì cuốn giá cao nhất (5 triệu đồng) là ấn phẩm đặc biệt "Tranh Kiều" của các họa sĩ nổi tiếng, xuất bản năm 1989.

Cuốn "Nguyễn Du Kim Vân Kiều" của tác giả Ưng Dự, một hoàng thân triều Nguyễn, là bản in lần thứ nhất xuất bản năm 1960 lại không mất tiền mà đổi được bằng một bộ sách. Đặc biệt có bản thảo “Những khám phá mới về đại thi hào Nguyễn Du” của Hồ Đắc Duy với chữ ký của chính tác giả gửi tặng bạn.

Tình yêu dành cho Truyện Kiều của ông Tiến được tất cả những ai đam mê Truyện Kiều biết đến. Nhờ vậy, trong đợt triển lãm bộ sưu tập Truyện Kiều tại Cần Thơ vừa qua, khi ông đang định đi tìm Nguyễn Hoàng Phương, tác giả "Kim Kiều thảo họa" thì đã được tác giả tìm đến tặng cho ông…

Nếu như Bảo tàng Nguyễn Du (Hà Tĩnh) có 60 cuốn sách Kiều mà ông thiếu thì ông lại có tới hơn 110 ấn phẩm về Truyện Kiều mà bảo tàng chưa có.

Ông Tiến cho biết, hiện nay bộ sưu tập của ông đã tăng lên 330 cuốn, những cuốn mới sưu tầm này sẽ góp mặt trong dịp tham gia triển lãm tại Bảo tàng Nguyễn Du trong dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015) vào tháng 11 tới. Ông Tiến cho hay, ông tự hào với danh hiệu người có bộ sưu tầm Truyện Kiều lớn nhất nước.

Phá sản cũng không bán... Kiều

"Ngay cả khi phá sản năm 1999, bước ra đường không có cả xe máy để đi, nhiều người đến dạm mua bộ sưu tầm này thì tôi cũng kiên quyết giữ lại. 

Thăng trầm nhiều, tôi nghiệm sâu sắc một điều, con người ta sinh ra tay trắng, về cát bụi cũng trắng tay, chỉ có văn hóa dân tộc là trường tồn với nhân gian. 

Chính vì vậy, tôi tham gia triển lãm với mong mỏi góp phần truyền bá Truyện Kiều đến tất cả người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, giúp họ có cơ hội được thưởng thức danh tác này".

(Ông La Văn Tiến)

 

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm