| Hotline: 0983.970.780

Người Quảng Bình đội mưa chờ viếng Đại tướng

Thứ Bảy 12/10/2013 , 10:50 (GMT+7)

Suốt thời gian lễ viếng, dù xúc động vẫn không ai rơi nước mắt. Nước mắt sẽ để dành cho ngày mai, phút đón đại tướng về quê an nghỉ.

Tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, từ đêm trước, trời đã mưa tầm tã. Sáng 12/10, trời vẫn mưa, nhưng từ 5h30 sáng, công tác chuẩn bị cho lễ viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn tất.

Ngã tư các trục đường bao quanh hội trường UBND Tỉnh, nơi tổ chức lễ viếng, thanh niên tình nguyện và sinh viên trường Đại học Quảng Bình đứng lặng lẽ xếp hàng dài, trên tay mỗi người là một bức di ảnh ảnh đại tướng, tạo thành hàng rào danh dự đón đoàn người từ sắp nơi đổ về thắp hương.

Lễ viếng bắt đầu từ 7h nhưng đoàn người đã sắp hàng chờ đến lượt từ hơn 1giờ trước đó.

Dài, bất tận nhưng trật tự.


Ngoài các đoàn của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các cơ quan ban ngành trong tỉnh và TP Đồng Hới, của Bộ tư lệnh quân khu 4 còn rất nhiều vòng hoa, đại biểu của các cơ quan, đoàn thể của hầu khắp các địa phương trong tỉnh đổ về.

Hầu như không có xã nào không cử đoàn đại diện về dự lễ viếng.

Phía nước bạn Lào cũng đến từ rất sớm, mang theo hai vòng hoa, một của cơ quan Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng, một của đảng Đảng và chính quyền UBND tỉnh Khăm Muộn do đích thân phó Bí thư tỉnh uỷ Somsu Sonnuc dẫn đầu.

Khuôn viên Hội trường UBND tỉnh khá rộng rãi nhưng vẫn không đủ chỗ cho hàng ngàn người đến viếng. Người về dự lễ phải xếp hàng thành đoàn dài cả km bên ngoài đại lộ Hùng Vương trước UBND tỉnh.

Trời vẫn mưa, ngày càng nặng hạt nhưng không một ai rời đi. Không ai muốn bỏ lỡ dịp được tự tay vào thắp hương, cúi đầu trước di ảnh Đại tướng. Hàng rào thanh niên tình nguyện vẫn lặng lẽ đứng ôm di ảnh Đại tướng trước ngực.

Từ Đà Nẵng, TS Mai Thanh Sơn của Viện KHXH Miển Trung ra Đồng Hới từ ngày hôm trước. Ông cho biết ông sống ở Hà Nội. Bản thân đã cùng còn trai đến đặt hoa viếng đại tướng tại nhà riêng ở số 30 Hoàng Diệu từ 3 ngày trước.

Vào Đà Nẵng công tác, biết thi hài Đại tướng sẽ được an táng tại quê nhà, ông Sơn đã tranh thủ quay trở ra Đồng Hới chỉ với duy nhất một tâm nguyện tiễn đưa đại tướng về đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ông nói: “Thế kỷ này, suốt cả cuộc đời mà tôi đang được sống, không còn ai xứng đáng hơn đại tướng để tôi muốn và được cúi đầu”.

Tính đến 17h chiều 12/10, tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, đã có trên 500 đoàn đại biểu đại diện cho các cơ quan quân đội, chính quyền và nhân dân các địa phương từ TP Hồ Chí Minh đến Nghệ An đã mang theo vòng hoa và di ảnh của Đại tướng đến xếp hàng để và VP UBND tỉnh Quảng Bình để được dâng hoa, dâng hương tại bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo ban tổ chức đoàn ít nhất có 15 người,đoàn nhiều nhất có trên 50 người. Bởi vậy, ngay buổi chiều ngày 12/10 đã có ít nhất 1,5 vạn người đến viếng Đại tướng.

Gần trọn buổi sáng, cháu Lê Hồng Quân, học sinh trường tiểu học Đồng Phú, thành phố Đồng Hới cứ ôm khư khư di ảnh Đại tướng trước ngực và dầm mưa đứng trước sân UBND tỉnh. Đi viếng ông một mình, không theo đoàn nào cả nên mãi cháu vẫn chưa tìm được cơ hội để len vào dòng người đông đúc vào thắp hương. Dù quần áo ướt đầm, cháu vẫn khăng khăng chờ. “Ảnh của ông không ướt là được, còn quần áo cháu thì ướt rồi sẽ khô. Cháu sẽ chờ. Mai mốt ông đi rồi, chẳng bao giờ còn được gặp, Không được vào thắp hương cho ông, cháu sẽ ân hận lắm”.

 








Suốt thời gian lễ viếng, dù xúc động vẫn không ai rơi nước mắt. Nước mắt sẽ để dành cho ngày mai, phút đón đại tướng về quê an nghỉ.

Người Quảng Bình tiếc thương đại tướng nhưng không bi luỵ. Bởi với họ, đại tướng như một người ông, người cha vĩ đại đi xa và sắp trở về với đất quê, một chuyến trở về vĩnh viễn.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất