| Hotline: 0983.970.780

Người thuộc giới tính thứ ba Thái Lan vẫn bị đối xử như công dân hạng hai!

Thứ Năm 28/12/2017 , 12:50 (GMT+7)

Thái Lan được nhiều người xem là thiên đường của người chuyển giới, nhưng những người thuộc giới tính thứ ba nói họ vẫn bị đối xử như công dân hạng hai. Đã có những kathoey phải chiến đấu thực sự để được xã hội công nhận giá trị bản thân.

Mặc áo ngực đỏ, quần đùi, mặt đánh phấn, môi tô son đỏ, Nong Rose Baan Charoensuk, một đấu sỹ Muay Thái chuyển giới, là đối thủ đáng sợ đối với bất kỳ ai. Nếu muốn biết cô đáng sợ ra sao, hãy hỏi Karun “Priewpak” Kaemlam, võ sỹ nam đã thua sau 5 hiệp đấu căng thẳng trước Rose (tên thường gọi của Charoensuk) hồi tháng 7 vừa qua. “Tôi không thể chống lại sức mạnh và sự kiên cường của cô ta”, Priewpak nói. “Cô ấy đã chiến đấu như một người đàn ôngg bởi vì cô ấy thực ra là đàn ông”, Priewpak nói thêm. Sau trận đấu, anh này bị một vết rách trên mi mắt phải.
 

Công dân hạng hai

Đó là chiến thắng thứ hai liên tiếp của Rose kể từ tháng Sáu, khi cô trở thành người chuyển giới đầu tiên được cho phép thi đấu tại sân vận động Rajadamnern ở thủ đô Bangkok, thánh địa của môn võ Muay Thái.

13-38-43_rtx3crbf
Rose dũng mãnh trên sàn đấu (Reuters)

Hôm đó, hầu hết khán giả đứng về phía cô, hò hét cổ vũ cho cô suốt cả trận đấu.

“Người chuyển giới không có nghĩa là yếu đuối”, Rose nói. “Chúng tôi cũng có thể đạt được mọi thứ, như mọi người”.

Rose, năm nay 21 tuổi, bắt đầu tập Muay từ năm 8 tuổi, theo bước một ông chú, người đã khuyến khích cô tập môn võ truyền thống của Thái Lan. Anh song sinh với cô cũng chơi Muay.

Rose nói cô nhận thấy mình là phụ nữ từ rất sớm và bắt đầu trang điểm, mang áo ngực lên sàn đấu.

Ở những vùng nông thôn, nơi diễn ra hầu hết các cuộc thi đấu của cô, vẻ ngoài của Rose làm bối rối một số đối thủ nam giới. “Họ nói họ không muốn thi đấu với một gã bê đê, vì thắng hay thua họ đều không thấy vinh dự gì cả”. “Tôi vẫn nhận được những lời sỉ nhục như thế, nhưng tôi không quan tâm”.

Thái Lan được nhiều người xem là thiên đường của người chuyển giới, nhưng những người thuộc giới tính thứ ba nói họ vẫn bị đối xử như công dân hạng hai.

Các nhân vật phụ nữ chuyển giới xuất hiện trên truyền hình, trong các cuộc thi sắc đẹp, trong các tiệm làm tóc, mỹ phẩm, nhưng họ không thể thay đổi giới tính trên giấy tờ, mặc dù năm 2015, Thái Lan đã thông qua luật chống kỳ thị liên quan đến giới tính.

Sau hơn 300 trận đấu, chiến thắng 150 lần trong đó có 30 lần thắng bằng knock-out, Rose nói cuối cùng cô cũng được phép thi đấu tại Sân vận động Rajadamnern, thánh địa của Muay Thái.

Puttipong Plukram, chủ câu lạc bộ Muay ở tỉnh Buriram, nơi Rose tập luyện, gọi cô là “một hình mẫu vĩ đại”, rất chăm chỉ trong cuộc sống hằng ngày và trong tập luyện. “Mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ cô ấy”, Puttipong nói.
 

Đấu sỹ chuyển giới đầu tiên

Rose không phải là võ sỹ chuyển giới đầu tiên của Thái Lan. Vị trí đó thuộc về Parinya “Nong Toom” Charoenphol, nhân vật chính trong bộ phim tài liệu sản xuất năm 2004 có tựa đề “đấu sỹ xinh đẹp”. Toom thậm chí còn mở một trường dạy Muay và Rose hy vọng một ngày nào đó sẽ làm được như Toom.

13-38-43_nongthoomfirtex
Nong Toom (wikipedia)

Parinya Charoenphol, sinh năm 1981, đã phải nỗ lực cực lớn, cả về thể chất lẫn tinh thần để được là chính mình, là con người thực của cô như bây giờ.

Khi sinh ra, cô được xác định là nam giới. Nhưng rồi sau này, khi còn ở tuổi thiếu niên, cô tự nhận là “bê đê”, bắt đầu học Muay, đánh bài nhiều đối thủ nam giới trong các giải đấu chỉ dành cho nam ở Thái Lan. Với khuôn mặt trang điểm đậm, môi to son đỏ, Toom đã giành được 20 trận thắng, trong đó có 18 lần thắng knock-out. Câu chuyện Toom đã chiến đấu trên sàn để có tiền chăm sóc mẹ, để có tiền phẫu thuật chuyển giới đã được kể rộng khắp trên các phương tiện truyền thông Thái Lan.

Năm 1999, khi 18 tuổi, Toom được phẫu thuật chuyển giới và vẻ ngoài đã hoàn toàn là của một phụ nữ. Tuy nhiên trên giấy tờ, cô vẫn là nam giới.

Thời thơ ấu của cô gắn với những lần dịch chuyển khắp nơi và dừng lại chỗ nào mà bố mẹ cô tìm được việc làm. Cuối cùng, gia đình cô định cư ở tỉnh Chiang Mai, nơi mẹ cô chăm sóc một vườn cây ăn quả. Cha mẹ tối ngày tìm cách lo đủ cái ăn, bé Toom cũng tìm mọi cách hỗ trợ cha mẹ. Cô vào chùa học, tức là không phải trả học phí. Cô còn được phong tiểu đầu đà, một hình thức nhà chùa dùng để giúp cô không phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ. Cô đi khất thực, một phần thức ăn mang về cho cha mẹ.

“Trở thành nhà sư là việc tôi làm vì cha mẹ. Tôi nghĩ bởi vì tôi sinh ra với hình hài một cậu bé, tôi nên nhận lãnh trách nhiệm của con trai trong nhà”, Nong Toom nói. Hiện nay ngoài trường dạy Muay, Toom còn điều hành một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và đồ thi đấu thể thao cho phụ nữ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm