| Hotline: 0983.970.780

Người trồng hoa và rau màu vẫn lén lút sử dụng Methyl Bromide

Thứ Sáu 21/10/2016 , 08:49 (GMT+7)

Dù biết Methyl Bromide là chất gây suy giảm tầng ozone, chất có tính độc rất cao và làm bạc màu đất nhưng một số người dân trồng hoa và rau màu tại tỉnh Lâm Đồng vẫn lén lút sử dụng để khử trùng, diệt nấm bệnh.

10-19-22_nh-1-nguoi-dn-xu-ly-dt-bng-methyl-bromide
Nhiều nhà vườn vẫn còn sử dụng Methyl Bromide để xông đất diệt khuẩn, khử trùng
 

Theo chân nhiều nhà vườn nơi đây để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi được chia sẻ, nông dân sử dụng Methyl Bromide mục đích để khử trùng đất diệt nấm bệnh, sâu hại, tuyến trùng, vi khuẩn, cỏ dại... trên nhiều loại đất trồng rau, hoa. Methyl Bromide được các đội chuyên nghiệp chuyên làm “chui” với các hình thức bơm khí vào đất và ủ kín từ 7 - 10 để kiểm dịch và khử trùng.

Sau đó, nhà vườn xới đất và canh tác bình thường không cần sử dụng thêm các chế phẩm khác. Với ưu điểm “diệt tận gốc” các loại dịch hại và kể cả thiên địch, sinh vật có lợi trong đất vẫn bị tiêu diệt.

Ông Ngô Sỹ L, trồng 5ha hoa các loại ở phường 11, TP Đà Lạt chia sẻ, hiện vẫn còn nhiều nông dân sử dụng Methyl Bromide trong khâu xử lý đất trước gieo trồng hoa hay rau màu vì nó có thể diệt được nhiều loại nấm bệnh, sinh vật gây hại trong đất, đặc biệt là loại bỏ tuyến trùng gây hại rất mạnh trên hoa cẩm chướng. Vì ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nếu hoa nhiễm bệnh thì nhà vườn sẽ thua lỗ nặng nên nhiều người vẫn sử dụng dù biết ảnh hưởng rất lớn đến đất và môi trường xung quanh.

Nhiều nhà vườn còn cho biết, Methyl Bromide có tác dụng cao trong việc khử trùng đất trồng các loại hoa cúc, lily, cẩm chướng, đồng tiền, cát tường... có hiệu quả nên sử dụng thường xuyên. Khi sử dụng để xông đất, Methyl Bromide được đưa vào lớp đất sau khi cày xới sâu khoảng 30 - 60cm, được phủ lên mặt đất một tấm bạt nhựa, để giử cho khí này không phóng thích ra ngoài. Sau 24 - 72 giờ xử lý đất lượng Methyl Bromide còn lại sẽ phóng thích vào khí quyển.

Mỗi diện tích 1.000m2 chi phí cho việc sử dụng Methyl Bromide dao động từ 10 - 12 triệu đồng và có đội ngũ chuyên làm dịch vụ xử lý đến tận nhà để tiến hành thực hiện cho nhà vườn. Nhiều tiện ích và không nghĩ đến tác hại lâu dài do Methyl Bromide gây ra mà nhiều nhà vườn vẫn vô tư sử dụng.

Từ nghiên cứu của các nhà khoa học, việc sử dụng Methyl Bromide lâu dài sẽ làm đất bạc màu, mất chất keo kết dính trong đất, tận diệt các loại sinh vật có ích trong đất, có độc rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người… Đặc biệt, chúng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozone.

Ông Nguyễn Thanh S, chủ cửa hàng VTNN cấp 1 ở phường 9, TP Đà Lạt cho biết, hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm xử lý đất bán trên thị trường, diệt khuẩn an toàn cho người và nông sản với giá thành thấp nhưng do việc lạm dụng sử dụng Methyl Bromide đã ăn sâu vào tiềm thức của nông dân trồng nông sản nên vẫn còn có người sử dụng dù chi phí cao hơn sản phẩm bình thường từ 30 - 40%.

“Tuy việc sử dụng Methyl Bromide có nhiều tác động tiêu cực nhưng vẫn không ít người vẫn phớt lờ sử dụng chúng một cách vô tư. Ngành chức năng cần mạnh tay hơn trong việc quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật để loại trừ Methyl Bromide mà thay thế bằng những sản phẩm sinh học an toàn và không hại đối với môi trường và con người để cho ra sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng” ông S nói.

Ngày 17/11/2014, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã có công văn số 2186/BVTV–KD loại trừ Methyl Bromide cho mục đích ngoài kiểm dịch và khử trùng trước khi xuất khẩu đã gửi đến các Chi cục kiểm dịch thực vật, Chi cục BVTV và Cty thực hiện dịch vụ xử lý không cấp phép nhập khẩu đối với Methyl Bromide bao gồm: xử lý đất, xử lý bảo quản, xử lý công trình và thiết bị kể từ ngày 1/1/2015.

Tuy nhiên, vẫn còn “dịch vụ chui” phục vụ công tác xử lý đất bằng chất Methyl Bromide trong SX nông nghiệp của người dân.

 

Xem thêm
4 Hiệp hội chăn nuôi kiến nghị bãi bỏ hàng loạt quy định gây lãng phí

4 Hội, Hiệp hội thuộc ngành chăn nuôi vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất bãi bỏ loạt quy định gây lãng phí.

18 người tử vong do bệnh dại, Thủ tướng chỉ đạo nóng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại do số người chết 2 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến.

‘Thủ phủ’ mía xứ Thanh chật vật tìm lại thời vàng son

Gần 10 năm, diện tích trồng mía toàn tỉnh Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang trồng sắn và nhiều cây trồng khác.