| Hotline: 0983.970.780

Người xưa trồng cây: Chăm cây cũng là điều hệ trọng

Thứ Ba 04/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Từ xưa tới nay, trồng cây đã được coi trọng, chăm cây lại càng phải coi trọng. Thời Nguyễn đã có chính sách chăm cây xanh giao cho quan sở tại./ Kế 10 năm không gì bằng trồng cây

Thời Pháp thuộc, đã có những cuộc thử nghiệm về cây xanh đô thị, trồng cây nào sống cây đó.

Trồng cây nào, sống cây đó

Để bảo vệ cây xanh, dưới thời nhà Nguyễn, triều đình khoán cho các quan phải trồng cây và mỗi cây có 1 thẻ bài riêng. Cây nào trồng thì quan phải chăm lo. Nếu cây chết hay sâu bệnh thì quan phải thay cây mới.

Hà Nội thời Pháp thuộc (1888-1954), quá trình 66 năm ấy thành phố đã đủ thời gian để mở rộng và hoàn thiện. Cùng với các công trình giao thông, kiến trúc, cây xanh đô thị cũng được “Nhà nước bảo hộ” chú trọng.

Một hãng trồng cây ở phố Thụy Khuê do người Pháp làm chủ. Người Hà Nội quen gọi là hãng Lơ-pho.

Làm ở hãng này, người Việt Nam có hơn 100 người vừa phu vừa sếp đã quản lý trồng cây cho hơn 100 đường phố, ngõ phố, ngõ hàng và 17 vườn hoa lớn nhỏ (tính đến trước ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954).

Theo các cụ đã làm ở hãng Lơ-pho (còn sống kể lại từ 20 năm trước), các loại cây bóng mát hằng năm chỉ trồng khoảng 300-500 cây nhưng trồng cây nào sống cây đó.

Vì thế, ở Hà Nội có những dãy phố với những hàng cây đặc trưng như dãy đa cổ thụ xù xì tỏa bóng quanh năm ở đường Điện Biên Phủ; ba hàng sấu lớn có bộ rễ chững chạc thi gan cùng gió bão, cành lá sum suê xanh mướt bốn mùa ở phố Phan Đình Phùng.

Người đi dưới dãy sấu Phan Đình Phùng, có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng nhiệt đới mát rượi giữa trưa hè oi nồng.

Hay hoa sữa trên phố Nguyễn Du tạo cảm xúc thi ca. Hàng cơm nguội trên phố Lý Thường Kiệt rụng lá chiều đông gợi cảnh sắc nên thơ của một đô thị ôn đới.

Ngoài ra, người Pháp cũng đưa về đường phố Hà Nội một số cây ngoại nhập khác như cây phượng vỹ có gốc gác tận Ma-đa-gát-xca.

Những hàng cây đô thị do người Pháp thiết kế, gieo trồng và chăm sóc từ đầu thế kỷ XX ở Hà Nội là một thể nghiệm rất hay để các nhà nghiên cứu quy hoạch cây xanh đô thị cùng nhau xem xét.

Tác phẩm nghệ thuật đô thị

Trên đường phố, vườn hoa và ven các hồ lớn ở Hà Nội còn những cây me, cây sấu, long não, phượng vỹ, bàng, đa, đề, sanh, si, và cả cây xà cừ...

Những cây già cả to lớn thường được trồng cách đây đã hơn 100 năm. Qua bao giông bão nhiệt đới, những cây ấy vẫn tồn tại, phát triển tạo phong cảnh đẹp cho thành phố và để lại đến hôm nay cho chúng ta thừa hưởng.

Tiếp tục các thế hệ trước, từ năm 1956, khi mở rộng con đường Cổ Ngư (và đổi tên thành đường Thanh Niên), cây xanh được trồng ở 2 ven đường. Tính từ đó, ở nội thành Hà Nội, mỗi năm đã trồng từ 2 đến 4 vạn cây bóng mát.

 Dù phải chịu đựng 10 năm bom đạn chiến tranh vì không quân phá hoại của Hoa Kỳ thời đó (1965-1973), cây xanh Hà Nội vẫn gắn bó với con người Hà Nội, sát cánh bên nhau đồng cam cộng khổ, chịu đựng túi đạn hơi bom, cùng chiến đấu vì cuộc sống tương lai.

Các nhà chuyên môn đã thống kê được, ở hơn 40 vườn hoa (trong đó có công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, vườn hoa Hàng Đậu...) và hơn 100 đường phố Hà Nội, cây xanh vẫn đơm hoa kết trái, tỏa bóng mát cho đời, dẫu cho những trận bom B52 “đất rung, ngói tan, gạch nát”.

Tiếc thay, với tốc độ đô thị hóa cao, dân số bùng nổ, đất đai dần bị lấn chiếm làm nhà, những cây cổ thụ dần dần mất đi, những cây mới trồng chưa kịp thay thế đã bị ngay nhà cao tầng che lấp.

16-24-52_cy-xnh-hn-xu-1

“Cây không những đem lại lợi ích cho con người hàng chục năm, hàng trăm năm mà cả hàng nghìn năm nữa. Thiết nghĩ vì lợi ích trăm năm thì bên cạnh việc trồng cây, chăm cây cũng là điều hệ trọng” - (TS Vũ Thế Long).

Cây cối cũng như con người, cần có sự chăm sóc bằng tấm lòng, bằng tình cảm thì cây mới có được vẻ đẹp khỏe mạnh, tỏa bóng mát hương thơm cho các thế hệ con người.

Nói như nhà báo Phan Xuân Trung, cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho con người cả về đời sống vật chất lẫn tình cảm.

Nhưng con người hình như bội bạc với cây xanh chưa chăm sóc đền đáp lại được bao nhiêu, chưa nói đến những tội ác như phá rừng, chặt cây. Cần phải nói thêm rằng, chúng ta còn quá lãng phí trong việc trồng cây xanh.

Ước mơ lập hội đồng “bác sĩ cho cây”

Từ năm 1998, TS Vũ Thế Long, chuyên gia Cổ sinh vật học, Viện Khảo cổ học Việt Nam, đã lên tiếng đề nghị: Cần chăm sóc cây xanh ra sao và làm thế nào để hạn chế thấp nhất những tai nạn do cây xanh gây ra cho con người và ngược lại những thiệt hại do sự thiếu thận trọng, thiếu suy xét mà con người đã gây hại cho cây.

Ông Long cho rằng, là một cơ thể sống, cây cũng có lúc mắc bệnh và cây cũng cần phải chữa chạy khi mắc bệnh. Chớ vì thấy cây bị sâu mọt là chặt liền mà cần phải chăm sóc, phải chống đỡ cho khỏi đổ.

Trên thực tế, đã có những cây bị chặt oan như thế. Đành rằng, sau trăm năm thử thách, có một số loài cây không thực thích hợp với môi trường đô thị; tuy thế việc chặt hạ, thay thế cây cần phải được cân nhắc cẩn thận và có sự quyết định của một hội đồng bao gồm các chuyên gia với những chuyên môn khác nhau chứ không chỉ một mình đơn vị nào độc quyền quyết định.

Điều vị chuyên gia này mong muốn là: Giá như ở Hà Nội có một hội đồng “bác sĩ cho cây” thì tốt biết bao!

Nhưng gần 20 năm trôi qua, ước mơ vẫn chỉ là ước mơ!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm