| Hotline: 0983.970.780

Ngụp lặn thợ trai sông Đáy

Thứ Tư 26/05/2010 , 14:15 (GMT+7)

Trời nóng bức như những ngày này mà có bát canh trai thì thật mát lòng mát dạ. Mơ ước ấy không quá xa xỉ, bởi luôn luôn có đội quân mò trai, còn gọi là thợ trai, đáp ứng. Thợ trai giầu lên, ai cũng thấy, nhưng…

Phân loại trai trước khi đóng vào bao vận chuyển đi Hà Nội

Trời nóng bức như những ngày này mà có bát canh trai thì thật mát lòng mát dạ. Mơ ước ấy không quá xa xỉ, bởi luôn luôn có đội quân mò trai, còn gọi là thợ trai, đáp ứng. Thợ trai giầu lên, ai cũng thấy, nhưng…

Nghề sống khỏe

Nghề mò trai dưới lòng sông Đáy, địa phận chảy qua tỉnh Hà Nam và Ninh Bình không những giúp người dân phường Lê Hồng Phong, xã Châu Sơn và xã Phù Vân của TP. Phủ Lý (Hà Nam) thoát khỏi đói nghèo mà còn giúp nhiều hộ dân nơi đây có của ăn của để.

Những ngày này, đi dọc bờ sông Đáy từ cầu Hồng Phú, thành phố Phủ Lý tới hết khu vực Ninh Bình, những chiếc thuyền nhỏ xíu thô sơ, đi chầm chậm trên sông, thoạt nhìn những người chưa biết thì tưởng đó là những người mê thú cảnh sông núi đang đi thưởng ngoạn. Nhưng đó là những chiếc thuyền chuyên đi mò trai ở dưới đáy sông của các hộ gia đình thuộc xã Phù Vân, và phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý.

Một ngày, trung bình mỗi chiếc thuyền có thể kiếm được ít nhất 500 - 700.000 đồng từ mò trai. Theo lời kể của người dân nơi đây thì nghề mò trai có từ lâu, mà những người đi tiên phong phải kể đến ông Nguyễn Văn Khè, ông Nguyễn Văn Vân (tổ 11, phường Lê  Hồng Phong). Họ đã có thâm niên trên dưới 50 năm lặn ngụp dưới dòng sông Đáy để kiếm miếng cơm áo. Ông Khè cho hay, nghề này thường chỉ có việc vào mùa hè, khoảng tháng 3 - 8 hàng năm. Xưa, người mò trai chỉ cần trang bị một cây chuối làm phao và một cây sào dài, gắn với cây chuối cắm xuống lòng sông, để khi lặn xuống mò trai, lúc hết hơi còn biết vin vào cây sào mà ngoi lên.

Những lần lên xuống như vậy người giỏi lắm cũng chỉ chịu được đến 2 phút, hồi ấy người mò trai chủ yếu là để cải thiện bữa ăn hàng ngày là chính. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, con trai dần trở thành “đặc sản” khiến nghề mò trai dần trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho người lao động trong vùng. Nhiều gia đình trước kia phải đi xe đạp, hoặc quanh năm sống trên thuyền giờ đã xây dựng được nhà, sắm được xe máy để đi lại, trẻ em có điều kiện được ăn học nên người...Tiêu biểu như gia đình bác Nguyễn Văn Vấn ở tổ 10, Phường Lê Hồng Phong.

Gia đình bác Vấn có 3 người con trong đó có hai anh con trai đều học trường ĐH Xây dựng. Bác Vấn hồ hởi: “Quả thực, nếu không có nghề này thì gia đình tôi khó có thể cho các con theo học được”. Nhiều gia đình chuyên đi mò trai đã có mức thu nhập “gây sốc” từ 30 – 35 triệu đồng/tháng. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Dương, gia đình anh Nguyễn Văn Cường (ở xóm 7, xã Phù Vân)...

Hiện nay đang  vào mùa trai. Để mò được trai, người lặn phải nín thở, ngâm mình nhiều giờ liền dưới độ sâu đến 10 mét. Cực nhọc thế nên không phải ai cũng làm được, mà chỉ có những người sức khoẻ tốt mới kham nổi. Anh Lê Văn Hùng, một trong những thợ trai có thâm niên trong nghề bộc bạch: “Từ nhỏ, tôi đã thấy ông, rồi bố tôi đi mò trai. Tôi từng vài lần theo bố đi mò trai, dần dần trở thành một tay mò trai thiện xạ khi mới 17 tuổi. Mới đó mà đã 22 năm tôi gắn bó với cái nghề này rồi đấy”. Trung bình mỗi gia đình, với 3 người trên thuyền, trong 1 ngày mò được từ 2 - 3 tạ trai, thậm chí có nhà khoẻ, đông thanh niên thì mò được đến 7 tạ. Với giá thu mua tại chỗ từ 2 - 2.500 đồng/kg, thì nhiều hộ dân có thể kiếm được tiền triệu.

Thuyền trai cập bến sau một ngày vất vả

Để có thể lặn được hàng giờ dưới nước, thợ trai đã cải tiến các phương tiện lặn bằng cách, dùng máy nổ cole D8 ghép sang máy ép hơi ôtô và dùng 1 đường ống dài chừng 50m, để khi lặn xuống người lặn có thể lấy hơi từ những chiếc bình nén đặt ở trên thuyền. Những phương tiện này đã giúp người dân có thể lặn được từ 5 - 8 giờ liền dưới đáy sông mà không cần phải ngoi lên để thở.

Mỗi buổi chiều, tại bến sông này có khoảng 3 - 4 chiếc xe tải mini đến “ăn hàng”, từng chuyến xe tải chở đầy trai đem về Hà Nội tiêu thụ. Sau mỗi chuyến hàng như thế, người dân lại mang về cho gia đình một khoản tiền không nhỏ.

Trăm bệnh đổ đầu thợ trai

Nghề mò trai việc làm cho hàng trăm hộ dân nghèo, mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình sống bên dòng sông Đáy. Tuy nhiên gần đây, nguồn nước sông Đáy đang bị ô nhiễm nặng khiến loài trai sống ở tầng sâu nhất cũng bị chết và không thể sinh đẻ thêm. Nguy hiểm hơn, thợ trai ngày càng bị nhiều hơn những bệnh về da và hô hấp từ việc lặn ngụp và tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước ô nhiễm đã khiến nhiều gia đình phải giải nghệ.

Anh Thăng, một người mới bỏ nghề hoang mang: “Bây giờ chỉ đi trên thuyền thôi đã thấy nước sông bốc mùi hôi thối. Khi lặn xuống cảm giác thấy ngột ngạt, nguy hiểm hơn là khi về nhà tắm rửa sạch sẽ nhưng trên cơ thể xuất hiện nhiều vết mụn, và ngứa kinh khủng”.

Bên cạnh đó, những tai nạn trong nghề cũng như sự xuất hiện bất ngờ của những chiếc thuyền máy trọng tải lớn đi trên sông cũng là những lưỡi hái tử thần khiến họ ớn lạnh. Người dân ở xóm vạn chài này còn nhớ như in chuyện chị Nguyễn Thị Ngọc, ở tổ 12, phường Lê Hồng Phong bị tàu hút cát chạy qua đâm chết khi chị đang cùng chồng mò trai.

Anh Chỉnh một thợ lặn trẻ, với nước da sạm đen cho hay: Nghề này sợ nhất là khi thời tiết thay đổi, mưa lớn làm cho tầng nước phía dưới hay bị thay đổi, khiến cho nhiều người đang mò dưới đáy sông có thể bị chuột rút, bị cảm trào cả máu mũi, về già bệnh phổi thường xuyên hành hạ. Nay mai chúng tôi còn đang lo bị ung thư da do tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước ô nhiễm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.