| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản

Thứ Tư 10/12/2014 , 08:19 (GMT+7)

Các phương pháp, ngư cụ đánh bắt mang tính huỷ diệt đang được sử dụng khá phổ biến, đe doạ nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản.

Khai thác kiểu tận diệt

Nghề khai thác thuỷ sản bằng lồng bát quái ở Hải Phòng được du nhập từ Trung Quốc khoảng 10 năm trở lại đây. Đây không phải là loại lưới thông thường mà là những chiếc lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như hom giỏ, các loài thủy sinh chui vào là không có đường thoát.

Phương tiện này được ngư dân sử dụng phổ biến ở khu vực rừng ngập mặn và ven bờ. Mỗi lồng được nối với nhau thành hệ thống, giăng hàng cây số trên biển, các cửa sông. Trong đó, đại đa số ngư dân sử dụng lồng bát quái có kích thước mắt lưới nhỏ từ 8 - 12 mm.

Điều này vi phạm quy định của Bộ NN-PTNT về kích thước thủy sản cho phép khai thác. Phần lưới bao quanh những chiếc lồng này rất dày, mắt lưới rất nhỏ nên có thể “vơ vét” được từng con tép, cá bằng nửa đầu đũa.

Hơn nữa, loại lưới này thả được trên sông và vùng biển cạn nên đã góp phần hủy diệt tài nguyên ven bờ.

Do ngư cụ này dễ sử dụng, đánh bắt cố định một số loài cá, tôm nhỏ, chưa trưởng thành, không có khả năng kháng cự lại với dòng chảy, mang lại hiệu quả khai thác lớn nên nghề đánh bắt bằng lồng bát quái nhanh chóng phát triển ở Hải Phòng.

Hiện, trên địa bàn thành phố có 562 hộ ngư dân với 643 phương tiện đang khai thác thủy sản bằng lồng bát quái (còn gọi là lưới lồng, lồng xếp, lồng bẫy). Số phương tiện này chiếm tới 16,5% tổng số tàu thuyền toàn thành phố, thu hút sự tham gia của 1.183 lao động, chiếm hơn 12% tổng số lao động trong ngành thuỷ sản.

Theo Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng, nghề đánh bắt cá, tôm bằng lồng bát quái có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác hằng năm của ngư dân.

Theo kết quả điều tra của Chi cục, năm 2013, số lượng phương tiện khai thác thuỷ sản bằng lồng bát quái tăng 1,65 lần so với năm 2010 nhưng năng suất, sản lượng khai thác lại có chiều hướng giảm xuống rất nhanh.

Xung điện có thể làm chết nhiều loài thủy sản, thủy sinh khi bị "giật". Những cá thể còn sống sẽ bị dị tật, chậm phát triển. Ngoài ra, nó còn hủy hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản, làm cho trứng của các loài thủy sản bị phá hủy và có thể gây hậu quả chết người.

Cùng với lồng bát quái, việc sử dụng xung, kích điện, chất nổ trong đánh bắt thủy sản diễn ra khá phổ biến tại một số địa phương, nhất là các huyện ngoại thành.

Người dân chỉ cần đầu tư khoảng 1,7 triệu đồng là có thể mua một bình ắc quy 12V, một bộ kích điện tại bất cứ hiệu sửa chữa điện tử nào, cộng với một bình nhựa và hai cần tự chế là có ngay một bộ kích điện đi đánh bắt thủy sản.

“Giải cứu” nguồn lợi

Hải Phòng đã tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Năm 2014, cơ quan chức năng Hải Phòng đã kiểm tra 925 lượt phương tiện khai thác thủy sản, xử phạt 55 tàu, thuyền vì vi phạm các quy định của nhà nước về khai thác thuỷ sản và quản lý tàu cá. Trong đó, có 11 trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản. So với thực tế, con số xử phạt trên chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ.

Ở nhiều nơi, tình trạng vi phạm khai thác thuỷ sản vẫn không ngừng tiếp diễn, nhất là ở một số xã ngoại thành. Những vi phạm này phổ biến đến nỗi, nhiều ngư dân không biết rằng đó là vi phạm pháp luật.

Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ngoài việc nâng cao ý thức của người dân, cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các chủ phương tiện làm nghề khai thác thủy sản bằng các phương pháp, ngư cụ mang tính “tận diệt” nguồn lợi.

Những chủ thể này cũng cần cam kết và có giám sát của chính quyền địa phương để tránh tái phạm. Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức quy hoạch phân tuyến khai thác, điều chỉnh cơ cấu nghề cho hợp lý.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất