| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ phát dịch sốt xuất huyết ở Thủ đô vẫn hiện hữu

Thứ Năm 22/03/2018 , 08:29 (GMT+7)

Vụ dịch năm trước tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết bung ra dữ dội khiến hơn 37.000 người mắc với 7 trường hợp tử vong.

15-33-12_sot_xut_huyet
Mua cá cảnh về để ăn loăng quăng

Từ đầu năm đến nay, mặc dù số người mắc giảm nhưng các nguy cơ để sốt xuất huyết vẫn luôn hiện hữu…
 

Dịch có lặp lại như 2017?

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi năm ghi nhận 5.000- 6.000 mắc dịch sốt xuất huyết dengue. Trong đó có một số năm tăng cao như năm 2009 với hơn 16.000 ca, 4 người tử vong, năm 2015 hơn 15.000 bệnh nhân.

Giải thích về tình trạng này, GĐ Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho hay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển gây dịch.

Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân số cao, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, vì vậy dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Những năm qua, một số bệnh dịch lưu hành có xu hướng gia tăng như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi…, đồng thời, các dịch bệnh mới nổi như Mers-CoV, Ebola, bệnh do vi rút Zika tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập.

GĐ Sở Y tế cũng nhắc lai dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát kinh hoàng năm ngoái. Bệnh nhân phân bố tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong năm nay, Hà Nội ghi nhận 59 ca mắc, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (382 ca), tuy nhiên các yếu tố nguy cơ để dịch bùng phát luôn hiện hữu.

Cụ thể, ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng; mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ... Theo dự báo, thời tiết mùa hè 2018 diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, trong đó có sốt xuất huyết.
 

Có 5-7 bệnh nhân, nghĩa là có nhiều người nhiễm

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ông Trần Đắc Phu nhìn nhận, năm 2017 dịch sốt xuất tại Hà Nội bắt đầu tăng cao từ tháng 4-5 và kết thúc muộn. Vì thế, trong năm nay, ông lưu ý Hà Nội cần làm tốt công tác phòng chống dịch ngay từ đầu năm, không có bọ gậy thì sẽ không có sốt xuất huyết.

 Bên cạnh đó hàng tuần tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy đến từng hộ gia đình, phun hóa chất diệt muỗi ngay khi chỉ có một bệnh nhân. Khi đã có 5-7 bệnh nhân nghĩa là có nhiều người nhiễm nhưng chưa phát bệnh, họ di chuyển đi các nơi khác, phát tán bệnh.

Theo ông Phu, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Vì vậy, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Khi bị sốt, uống thuốc hạ sốt không hạ, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, mắc bệnh mãn tính... nên đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng rất nhanh.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn. Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó ngoài việc diệt loăng quăng bọ gậy, cần phòng tránh không để muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài tay; Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

“Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch”- ông Phu khuyến cáo.

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.