| Hotline: 0983.970.780

Nguy hiểm rình rập

Thứ Năm 20/06/2013 , 09:13 (GMT+7)

Để có loạt bài “Đột nhập “vựa” cây thuốc phiện lớn ở Tây Bắc” , PV NNVN đối mặt bẫy chết chóc rình rập.

Để có loạt bài “Đột nhập “vựa” cây thuốc phiện lớn ở Tây Bắc” , PV NNVN đối mặt bẫy chết chóc rình rập.

Với tôi, Tây Bắc là “cái mỏ” đề tài về những cái mới, huyền bí. Nhiều lần “phượt” qua các tỉnh Tây Bắc viết bài, tôi chứng kiến tận mắt cây thuốc phiện được người dân ngâm rượu, nghe nhiều câu chuyện trồng cây thuốc phiện. Mỗi lần như vậy, tôi bắt chuyện và đặt vấn đề muốn vào nơi trồng, nhưng ai cũng lắc đầu.

May mắn đến với tôi, vào cuối năm 2012, lên thị trấn Mộc Châu sau nhiều ngày “cắm” ở đây để viết bài. Tôi đã quen được một “tay chơi” người bản địa và nhận làm anh em kết nghĩa.

Thông qua người em, tôi “bắt mối” được một số anh em 06 (những người từng bị nghiện nay đã cai). Sau những cuộc rượu thâu đêm, tôi không quên hỏi nơi trồng thuốc phiện. Dân 06 bảo rằng: Cây thuốc phiện Chính phủ cấm trồng từ lâu rồi, tuy nhiên một số bà con vùng cao vẫn lén lút trồng ở những khu vực rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Mùa này người ta bắt đầu gieo hạt, đến tầm tháng 3 sang năm cây ra hoa, quả.


PV NNVN giữa “vựa” thuốc phiện

Đợi đến đầu tháng 3/2013, tôi lên thị trấn Nông trường Mộc Châu gặp lại anh em 06. Theo chỉ dẫn, thuốc phiện được trồng lén lút ở khu vực tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu giáp với xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Dựa vào mối quan hệ của người em, tôi móc nối với những người có máu mặt một thời ở Mộc Châu nay đã quy ẩn đứng ra đỡ đầu. Khi nghe tôi đặt vấn đề muốn vào nơi trồng thuốc phiện, một “đại ca” tên Tr nói: “Chú mày uống phải “máu liều” hay sao? Chú đừng đem tính mạng ra làm trò đùa”.

Bỏ mặc ngoài tai, tôi quyết định vào bản Phiêng Cành, xã Tân Lập nhưng trước khi đi tôi xin Tr một việc: Nếu có chuyện xảy ra, anh ra tay cứu giúp bọn em nhé. Tr nhận lời, nói thêm: “Có gì cứ báo đến tai anh, anh sẽ hỗ trợ”.

Đêm xuống, chúng tôi xin trú tại nhà anh H, khoác lên mình có người nhà bị bệnh nặng giờ cần một ít cây thuốc phiện làm thuốc. Tôi đưa ra giá cao cho ai đưa đi vào lấy. Nghe vậy, H đã nhận lời. H khẳng định: “Cây thuốc phiện là có nhưng đường đi rất khó khăn, do đó đi lại phải cẩn thận không thì kêu người nhà lên đưa xác về. Vào đến đấy mà gặp bọn trồng thuốc phiện thì phải về không, lấy của bọn chúng dễ bị ăn đạn lắm”.


Đường vào “vựa” thuốc phiện chết chóc rình rập

Tôi vẫn quyết định đột nhập. Trước khi đi, H dặn lần cuối: Trên đường đi tuyệt đối không được nói chuyện, nếu bắt gặp người thì tìm chỗ ẩn nấp. Xong H dẫn chúng tôi qua hàng chục ngọn núi, hàng trăm vách đá tai mèo nhọn hoắt thì “vựa” thuốc phiện xuất hiện.

Chúng tôi đứng giữa vựa thuốc phiện, đồng nghiệp đi cùng quay phim, tôi dẫn lời, thấy vậy, H quát: “Làm gì thì nhanh lên, đứng đây lâu nếu bị phát hiện là chết cả lũ đấy”. Mặc cho H nói, tôi nhổ một ôm thuốc phiện to đùng để chụp ảnh. Sau chừng 30 phút, hình ảnh về “vựa” thuốc trồng đầy đủ, chúng tôi nhanh chóng rút.

Lúc này ai cũng đã mệt, chân, tay trầy xước máu chảy. Tôi bảo với H ngồi nghỉ, H nói: “Đi càng nhanh càng tốt cho các chú thôi, nếu “đụng” phải những người trồng thuốc phiện, họ mà phát hiện mình đã nhổ từng ấy cây kiểu gì cũng bị xử”. 

Sau loạt bài “Đột nhập “vựa” cây thuốc phiện lớn ở Tây Bắc”  từ chuyến đi đó không lâu, Báo NNVN có bài viết: “Nổ súng kinh hoàng vì cây thuốc phiện” của anh Thái Sinh, PV Báo NNVN thường trú tại Yên Bái. Đọc bài anh Thái Sinh, giật mình nghĩ chuyện đột nhập vựa cây thuốc phiện của tôi quả là may mắn!

Bài của tác giả Thái Sinh viết về 3 ba thanh niên ở thôn Đá Gân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đi bẫy thú rừng bị bọn người trồng cây thuốc phiện xả súng bắn làm một người chết và một người bị thương nặng vì nhổ cây thuốc phiện của bọn chúng.


Chỉ vơ một tý là có cả đống cây thuốc phiện

Sự việc diễn ra vào 5/3/2013, Lý Sinh Anh (SN 1978); Lý Sinh Cần (SN 1974) và Bàn Sinh Nam rủ nhau lên khu rừng đầu nguồn suối Lạt thuộc xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La bắt cá, bắt ếch và đặt bẫy chồn, cáo kiếm chút thức ăn về cho vợ con. Đường ngược núi phải đi gần hai ngày mới tới nơi, chiều 16/3 họ chặt cây dựng lán ngay ven suối để nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau họ tiếp tục ngược núi về phía khu rừng đầu nguồn dòng suối Lạt, đi chừng một giờ thì thấy một nương thuốc phiện nằm sâu trong khu rừng già, diện tích khoảng 1.000 m2 không rõ của ai trồng, cây cao tới bụng đã ra hoa và quả. Họ vào trong rừng tìm nơi đặt bẫy, khi quay về lán mỗi người nhổ vài cây thuốc phiện lấy lá nấu canh và mang về ngâm rượu.

Tối, ăn cơm xong ba người vào lán nghỉ, Nam nằm phía ngoài, tiếp đến là Lý Sinh Anh, nằm trong cùng là Lý Sinh Cần thì họ bị những người trồng thuốc phiện xả súng vào lán. Lý Sinh Cần chết tại chỗ, còn Lý Sinh Anh bị thương nặng, Bàn Sinh Nam bị thương nhẹ, may mắn trốn thoát.

Cầm tờ báo trên tay, đọc cẩn thận từng câu chữ tôi liên tưởng đến việc đột nhập vào “vựa” thuốc phiện của mình có phần liều lĩnh. Đúng là chuyến đi đó tôi đã gặp may!

Nhưng, với nghề nghiệp, tôi không muốn một lựa chọn khác...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm