| Hotline: 0983.970.780

Nguyễn Khoa Đăng tìm "Chim mặt người"

Thứ Tư 01/06/2011 , 10:09 (GMT+7)

Trong cuốn truyện hư cấu đầu tiên mà nhà văn Nguyễn Khoa Đăng viết cho tuổi nhỏ, chất thơ cứ bàng bạc đây đó. Mà chất thơ ấy, lại phảng phất sử thi của các dân tộc Tây Nguyên.

Cả một đời văn của mình, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng viết không nhiều cho thiếu nhi. Trước khi in truyện Chim mặt người, ông mới chỉ in 2 cuốn sách cho thiếu nhi là tập thơ Đội nón cho cây và truyện ký Ông "Hòa Bình".

Viết ít, nhưng ông cũng đã có những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi nhiều thế hệ. Trong đó, bài thơ Em đi giữa biển vàng được nhạc sỹ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, đã trở thành một trong 50 bài hát dành cho thiếu nhi hay nhất trong thế kỷ 20.

Có lẽ vì đã từng làm thơ cho thiếu nhi, nên trong cuốn truyện hư cấu đầu tiên mà ông viết cho tuổi nhỏ, chất thơ cứ bàng bạc đây đó. Mà chất thơ ấy, lại phảng phất sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, nơi ông lấy làm bối cảnh chính của câu chuyện về loài chim mặt người.

Đó là hành trình đi tìm loài chim mặt người đầy tính huyền thoại của 2 ông cháu mê chim, yêu mến thiên nhiên hoang dã. Người ông, khi còn là một cậu bé, do quá yêu mến loài chim, nên thường có những giấc mơ lạ kỳ. Trong những giấc mơ ấy, cậu bé thường thấy mình mọc cánh và bay lượn trên đồng ruộng, xóm làng, thấy mình sống trong những ngôi nhà hình tổ chim dựng trên những chạc cây, thấy chim bố, chim mẹ, chim con ríu rít bên nhau, mà cậu gọi đó là những con chim mặt người.

Và rồi, một hôm nọ, trong cơn bệnh nặng, cậu đã có cơ hội được gặp gỡ một chú chim mặt người thực thụ. Chim mặt người tặng cậu bé một chiếc lông thiêng cùng lời mời cậu nhập vào cộng đồng chim. Tuy nhiên, muốn trở thành chim mặt người, cậu bé phải học được tiếng hót của loài chim này. Đáng tiếc là buổi học hót đã không thành khi người lớn tưởng tiếng chim mặt người là chim cú, nên đánh đuổi chim mặt người đi.

Mãi đến lúc lớn lên, đi làm thày giáo ở một vùng rừng núi xa xôi, người ông mới gặp lại chim mặt người một lần nữa. Nhưng cũng chỉ gặp trong chốc lát rồi thôi, vì chim mặt người phải di chuyển chỗ ở đi nơi khác bởi khu rừng đó sắp bị đốn hạ làm sân gôn. Từ đó, người ông cứ hoài nhớ chim mặt người kỳ lạ đó. Ông thường đem chuyện về chim mặt người kể cho cháu nghe từ khi cháu còn nhỏ xíu. Đứa cháu vì thế cũng yêu chim như ông và cứ mong có ngày gặp được chim mặt người huyền thoại.

Một hôm nọ, ông đưa cháu đi chơi xa, tới một vùng có nhiều chim, đó là khu rừng Nâm Nung trên Tây Nguyên hùng vĩ. Chuyến đi đó, cậu bé đã học hỏi được rất nhiều điều, nhất là cách ứng xử của con người với thiên nhiên hoang dã, trở thành một cuộc phiêu lưu đầy thú vị của cậu bé. Cậu đã tận mắt chứng kiến cảnh người ta phá rừng để lấy đất trồng tiêu, săn bắt chim rừng đem bán lấy tiền và những kẻ phá rừng, tàn sát muông thú đã phải chịu những cái chết thảm thương ra sao. Chính cậu bé đã tìm cách giải thoát cho những con chim vô tội đang bị mắc bẫy.

Cũng tại khu rừng đó, sau khi thành công trong việc học theo tiếng hót của chim mặt người, hai ông cháu đã được gặp sứ giả của loài chim huyền thoại này. Với sự sắp đặt của chim mặt người, trong khi ngủ, phần hồn của hai ông cháu yêu chim đã có một chuyến phiêu lưu đầy thú vị tới xứ sở của chim mặt người. Đó là một xứ sở yên bình, thân thiện, công bằng, đầy tính nhân văn… Và từ chuyến đi ấy của hai ông cháu, thế giới chim mặt người đã quyết định ra mắt với thế giới loài người, như một thông điệp kêu gọi về sự chung sống hòa bình, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên hoang dã.

Chim mặt người là một câu chuyện kể về mối quan hệ giữa chim và người. Trong đó, chim mặt người biểu tượng cho tính thiện của con người, vốn đang có phần bị khuất lấp đi trước lòng tham, sự thiếu hiểu biết… Câu chuyện được kể lại bằng những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, phù hợp với trí tưởng tượng và suy nghĩ của tuổi thơ. Tuy nhiên, ở nhiều chỗ, giá như nhà văn đừng cho nhân vật chính (đứa cháu) nghĩ và nói như người lớn, nhất là về những vấn đề bảo vệ cây cối, chim muông …, hay có thể nói là ý đồ giáo dục bảo vệ môi trường của tác giả đối với độc giả nhỏ tuổi không bị lộ quá, thì cuốn truyện sẽ trọn vẹn hơn.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm