| Hotline: 0983.970.780

Nguyện mãi học tập theo Người

Thứ Ba 26/08/2014 , 15:42 (GMT+7)

Dù đã 45 năm Người đi xa, đồng bào Nam bộ nói chung và người dân miền Tây sông nước chưa một lần gặp Bác nhưng trong mỗi trái tim người dân vẫn luôn khắc ghi hình bóng và lời dạy của Người.

Nơi đây, có nhiều người đã mấy mươi năm qua, âm thầm treo ảnh, lập bàn thờ Bác, thắp nén hương mỗi đêm về, để tỏ lòng kính yêu Bác.

Về Bạc Liêu, chúng tôi theo ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), đến viếng Đền thờ Bác ở xã Châu Thới được xây dựng trong những năm chống Mỹ ác liệt (năm 1970).

“Tuy chưa được gặp Bác, chỉ nhìn thấy Bác Hồ qua ảnh, nhưng những lời Bác dạy mình vẫn nhớ để học tập và làm theo. Bác dạy bà con nhân dân mình phải biết thương yêu nhau, phải biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Bác dạy nhân dân việc gì tốt thì nên làm, việc gì xấu thì nên tránh, không được làm điều xấu có hại cho Tổ quốc”, bà Lê Thị Đầm tâm sự.

Chúng tôi thăm bà Lê Thị Đầm (ấp Bà Chăng, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Châu Thới 1970 - 1978, người chỉ đạo trực tiếp xây dựng Đền thờ Bác. Trong ngôi nhà ngăn nắp, từ ngày giải phóng đất nước (năm 1975) đến nay, gia đình bà thờ Bác Hồ nơi trang trọng nhất và thắp hương hằng ngày.

Hằng năm, giỗ Bác (2/9), bà Đầm làm một mâm cơm giản dị cúng Bác vì biết rằng “nếu làm tốn kém, lãng phí quá Bác sẽ không vui”.

Đó cũng là ngày gia đình bà quây quần bên nhau, mỗi lần như thế, những câu chuyện về Bác Hồ sẽ được bà Đầm kể cho các con cháu nghe. 

Bà Đầm cho biết: Gia đình tôi treo ảnh và thờ Bác để mỗi lần nhìn thấy Bác là mình lại nhớ Bác và làm theo lời Bác đã dạy. Không riêng gì gia đình mình mà các hộ khác trong ấp cũng đều treo ảnh Bác để học tập và làm theo Bác.

Còn nơi cuối cùng Tổ quốc có cựu chiến binh Trần Trung Kiến (Sáu Kiến) ở thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, Cà Mau), với tấm lòng tôn kính vô bờ bến dành cho vị cha già của dân tộc, trong căn nhà mình mấy chục năm qua, ông dành riêng một nơi trang trọng nhất đặt tượng Bác Hồ.

Được biết, ông Sáu Kiến tham gia cách mạng khi vừa 16 tuổi, từng là lính Trung đoàn U Minh anh hùng trong những năm chống Mỹ và  tham gia chiến trường biên giới Tây Nam, rồi tăng cường làm chuyên gia ở Campuchia, cuối cùng về Tỉnh đội Cà Mau cho đến khi về hưu.

Năm 1989, Hội Cựu chiến binh huyện Cái Nước thành lập, ông Sáu Kiến được bầu làm Phó Chủ tịch, đến nhiệm kỳ 2 là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Cái Nước cho đến năm 1997 thì nghỉ.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Sáu Kiến chia sẻ: “Suốt cuộc đời của Bác chỉ lo cho nước, cho dân, để tỏ lòng yêu kính Bác, tôi treo ảnh Bác lâu rồi. Người lính chúng tôi luôn xem Bác Hồ như một người cha thân yêu của mình và trung thành tuyệt đối với Bác”.

Ở tuổi đời 73 với 51 tuổi Đảng, mỗi tối ông Sáu Kiến đều thắp nhang nơi bàn thờ Bác Hồ.

Dù đã 45 mùa xuân Bác ngủ say trong cõi vĩnh hằng, nhưng đối với ông Nguyễn Đăng Khoa, nguyên là Đội trưởng Đội bảo vệ Đền thờ Bác xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), vẫn luôn nhớ mãi những ngày cùng đồng đội đi nhặt những trái pháo lép của địch, lấy trộm những trái lựu đạn mang về chế tạo lại để dùng làm “chướng ngại vật” ngăn chặn giặc phá Đền thờ Bác.

17-42-13-dscn8859141659287
Bà con nhân dân xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, Cần Thơ) rước ảnh Bác về thờ tại gia đình

Sau ngày giải phóng, ông Khoa tiếp tục làm công việc bảo vệ chăm sóc Đền thờ Bác đến nay. Với tình cảm sâu nặng đối với Bác, ông Khoa đã tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc trong công việc. Ông Khoa nói: “Trông coi Đền thờ Bác là công việc cao cả, như mình được gần gũi, luôn được ở bên Bác, tâm hồn vui sướng và thanh thản”.

Hiện nay, lòng biết ơn, kính yêu đối với Bác của thanh niên được thể hiện ở khía cạnh mới. Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn - Trường Đại học Cần Thơ năm 2007, Bùi Thị Mỹ Linh xin vào làm tại Đền thờ Bác tại xã Long Đức (TP. Trà Vinh, Trà Vinh).

Mỹ Linh tâm sự: Với sự say mê công tác và tỏ lòng kính yêu đối với Bác, là thuyết minh viên, tôi luôn đề ra cho mình một kế hoạch tự học tập rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, tham khảo kỹ lưỡng những tư liệu có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Bác, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, nhất là phương pháp thuyết minh.

Muốn thuyết minh hay, cuốn hút khách tham quan phải nắm chắc nguồn tư liệu, biết hoá thân vào sự kiện, nắm bắt tâm lý người nghe để trình bày, hướng dẫn phù hợp. Quan trọng nhất là biến lòng kính yêu đối với Bác vào những bài thuyết minh đầy sinh động.

Có nhiều cơ hội chuyển sang công việc khác tốt hơn nhưng Linh đã từ chối. Cô tâm sự: “Làm việc trong Khu Di tích Đền thờ Bác là sự may mắn và là hạnh phúc lớn đối với tôi rồi. Tôi sẽ gắn bó lâu dài với công việc, đây cũng là tình cảm để tỏ lòng trân trọng, kính yêu của tôi đối với Bác Hồ".

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất