| Hotline: 0983.970.780

Nhà cửa, ruộng nương chui qua… ống điếu

Thứ Tư 17/11/2010 , 09:59 (GMT+7)

Cuộc sống của nhiều người là đi làm thuê, vạ vật lắt lay, ai thuê gì thì làm, cố kiếm đủ tiền để hút…

Đa số những hộ nghèo ở vùng cao là do thiếu đất sản xuất, trong số đó không ít những con nghiện đã bán tài sản lớn nhất của mình là nhà cửa, ruộng nương…để thoả mãn cơn nghiện. Cuộc sống của nhiều người là đi làm thuê, vạ vật lắt lay, ai thuê gì thì làm, cố kiếm đủ tiền để hút…

>> Những kiều nữ Mông nghiện hút
>> Những cái chết báo trước

Theo thống kê, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải, Yên Bái) còn hơn 70 người nghiện hút, chủ yếu là những người già. Những con nghiện này là di hoạ của Cty Một cây, họ chủ yếu dùng thuốc đen, một số ít dùng thuốc trắng và chích. Lý Tồng Di, cán bộ xã dẫn tôi tới thăm gia đình Giàng Vảng Lẩu, nhà ông ở tít trên cao phía sau trụ sở UBND xã mất một thôi leo núi.

Những con nghiện trong trại cai nghiện cộng đồng

Giàng Vảng Lẩu năm nay 56 tuổi, nom hom hem lắm rồi, gương mặt vàng khè như bị ám khói thuốc phiện lâu ngày. Ông bảo: Mình nghiện hút từ năm 1977, bây giờ già rồi thì không bỏ được nữa, ngày nào thiếu thuốc thì bị đau đầu, tức ngực, chân tay buồn bực, hết đau bụng rồi đau sang lưng, không chịu nổi phải tìm thuốc hút...

Căn nhà của Giàng Vàng Lẩu thấp lè tè tối om om, ngồi trong bóng tối một lúc mắt tôi mới quen, chiếc giường của ông được chôn bằng gốc cây trên đó nhàu nhĩ một đống chăn đen đúa, cáu bẩn bốc lên mùi hôi hám và ngai ngái mùi khói thuốc phiện. Ông bảo: Nếu có tiền thì mỗi ngày mình hút 6-7 bi, giá mỗi bi thuốc bây giờ là 25.000- 30.000đ. Không có tiền đâu, bây giờ mỗi ngày ta chỉ hút một bi thôi…

Giàng Vảng Lẩu có 5 đứa con, 3 đứa có gia đình đã ra ở riêng, một đứa đi công tác trên Lai Châu vài tháng gửi về cho ông một ít tiền, còn thằng út Giàng A Sang thì đã thôi học, ngày ngày đi làm thuê cho anh em để lấy gạo ăn. Tôi hỏi ông: Nhà mình có ruộng nương, sao lại phải đi làm thuê? Vàng Lẩu lắc đầu: Chia cho con hết rồi, còn của mình à? Ừ… Ông ngắc ngứ trong cổ họng, điều đó thật khó nói, rất có thể số ruộng nương còn lại đã biến thành thuốc phiện chui qua tẩu thuốc rồi cũng nên?

Theo Chủ tịch Hội Nông dân Hàng Pàng Lù: Xã Dế Su Phình còn 56 người nghiện hút thuốc phiện. Số hộ này đều thuộc diện nghèo đói. Nói rồi ông dẫn tôi tới gia đình ông Giàng Dua Của ở bản Dế Su Phình A. Gia đình ông Của một thời thuộc loại giàu có ở xã, mỗi vụ lúa thu mấy trăm bao thóc. Lúa vụ này ăn gối sang vụ kia, trên gác nhà không khi nào hết ngô lúa. Thóc cũ vãi cho lợn gà, ngày Tết không cắt được cỏ cho ngựa thì xúc thóc cho ngựa ăn…Bởi thế, trâu bò, lợn gà nhung nhúc đầy sân, vợ ông đẻ một lèo 15 đứa con, còn sống 13 đứa. Nhiều con vậy, nhưng ông chả lo thiếu ăn, khi ấy ông đã nghiện hút rồi. 

Ngôi nhà của một con nghiện ở xã Phúc Khoa (Lai Châu)

Khi tôi đến, ông Giàng Dua Của đang ngồi bó gối bên bếp lửa, năm nay ông Dua đã xấp xỉ bảy mươi tuổi, hình như ông đang ốm, nom da mặt xanh tái, bủng beo như cái cây thiếu sáng. Ông lắc đầu: Khi nhà nước không cho trồng thuốc phiện thì phải mua người ta, mỗi bi giá 25-30 ngàn đồng đấy. Bán hết trâu bò, lợn gà rồi. Không bán thì lấy gì mua thuốc hút? Mình không nhớ đã bán bao nhiêu con trâu bò đâu, bán nhiều lắm rồi. Bây giờ mỗi năm gia đình mình đói ăn 5 tháng đấy, nhà mới gặt, nhưng chỉ đủ ăn đến Tết Mông thôi, lại đói rồi…

Tôi hỏi: Ông ốm thế này thì bỏ thuốc chứ? Giàng Dua Của, cầm điếu thuốc lào lên, vê điếu thuốc cho vào nõ châm đóm định hút nhưng lại thôi. Ông lắc đầu: Muốn bỏ lắm rồi, đã 4-5 tháng nay rồi mình ốm quá không rít được khoẻ nữa, mỗi ngày chỉ hút một phân… Ông thở hổn hển, nhìn gương mặt quá mệt mỏi của ông, với cái tuổi ngót nghét bảy mươi, lại yếu như vậy tôi đoán rằng ông chẳng còn sống được bao lâu nữa.

Hôm rồi chị tôi điện bảo: Thằng Quế vừa viết thư về, nó bảo chắc không sống được bao lâu nữa đâu, cậu qua trại thăm nó nhé…Thằng Hà Xuân Quế người bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu gọi tôi là cậu. Tôi chưa tin tình hình sức khoẻ của thằng Quế lại bi đát như chị tôi nói, nó là con trai thứ 5 của chị tôi, vì là con trai nên chị tôi chiều nó. Đang học lớp 5 thì bỏ, theo bạn đi khai thác gỗ rồi nghiện hút.

Nói chuyện với tôi về nó chị lại thở dài: Số tôi khổ quá, nuôi một thằng nghiện hơn nuôi bố già, tài sản của tôi chui hết qua ống điếu của nó rồi. Mong sao ra tù nó tu tỉnh cậu ạ...
Ngày anh rể tôi ốm nặng nó đã nghiện lắm rồi, phải đưa vào trại cai nghiện Xuân Quang (Bảo Thắng, Lào Cai) mấy năm. Khi nó ra trại cai nghiện thì anh rể tôi đã mất, anh ấy mất vì bệnh tật, vì tuổi già nhưng một phần buồn phiền vì thằng Quế. Sau cái chết của bố, những tưởng thằng Quế tỉnh ngộ, nhưng về nhà được vài tháng gặp bạn bè nó nghiện lại, không hút mà chích.

Suốt ngày nó nằm ở nhà, đến giờ là rủ nhau đi tìm thuốc. Không có tiền mua thuốc nó bán đất vườn, tiêu hết đất vườn thì bán đất ruộng, rồi bán nhà cửa, tất cả đều ném vào thuốc. Nó bảo chị tôi: Con cần vốn để mua thảo quả giống…Cầm mấy chục triệu bán nhà mua được vài trăm gốc thảo quả, nó lên rừng trồng thảo quả, ở đó cả tuần mới về. Ai biết nó làm gì trên đó?

Hết tiền, nó dắt trộm chiếc xe máy của người ta giấu vào đồi chè, bị bắt toà xử nó 8 năm tù giam. Thư nào nó cũng kể nể cuộc sống trong tù khổ cực, chị tôi lại cúc cung vay mượn, mua mì tôm, chè, thuốc lá, thuốc chữa bệnh…gửi cho nó. Hôm rồi, chị tôi ốm nặng, nên đã làm di chúc chia đất đai, ruộng nương cho từng đứa. Không biết chị tôi có chia cho thằng Quế nữa không? (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm