| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy đường An Khê: HIệu quả từ việc cơ giới hóa vùng nguyên liệu

Thứ Năm 20/01/2011 , 12:17 (GMT+7)

Cũng như các NM đường khác, NM Đường An Khê thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi coi nguyên liệu mía là sự sống còn

Cũng như các NM đường khác, NM Đường An Khê thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi coi nguyên liệu mía là sự sống còn. Vì vậy, trước khi xây dựng NM đường người ta đã phải tiến hành lập quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu mía.

Thực tế, trước sự cạnh tranh của cây trồng khác, vấn đề được đặt ra là làm sao người nông dân tích cực tham gia hoặc chuyển đổi từ cây trồng hiệu quả thấp sang trồng mía sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn? Câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng để giải quyết nó không phải chuyện đơn giản, theo Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, anh Võ Thành Đàng: Đó là cả một loạt các biện pháp và phải tiến hành đồng bộ từ việc tuyên truyền, vận động đến việc chọn giống mía năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh, thâm canh tăng năng suất mía trên một đơn vị diện tích, thu mua, vận chuyển mía, thanh toán…

Vì vậy, để người dân gắn bó với cây mía lâu dài, NM phải giữ chữ tín với người nông dân. Để xây dựng vùng nguyên liệu mía NM Đường An Khê đã chọn khâu mang tính đột phá là việc cơ giới hóa khâu làm đất và trồng mía. Đất ở các huyện trong vùng nguyên liệu mía của An Khê chủ yếu là đất xám, đất thịt pha sét nhẹ, đất phù sa thuộc lưu vực sông Ba. Bên cạnh đó, cả vùng đông Gia Lai cây trồng sống nhờ chủ yếu vào nước trời, ở đây chưa có một công trình thủy lợi nào phục vụ tưới cho cây mía. Do đó, việc thực hiện cơ giới hóa đồng mía đã làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mía vì cày bừa bằng máy có độ sâu từ 30 – 35 cm tăng tầng đất canh tác, tạo rễ phát triển hút nước nuôi cây. Do đó năng suất cây mía tăng lên rõ rệt.

Qua 4 năm thực hiện cơ giới hóa đồng mía năng suất ở những vùng này tăng lên 20% so với những nơi không có cơ giới hóa. Năng suất tăng đồng nghĩa với việc thu nhập của người nông dân tăng. Khi lòng người đã thuận thì chẳng cần hô hào, động viên, người dân đăng ký trồng mía. Đến nay NM Đường An Khê có một đội thi công cơ giới khá hùng hậu lên đến 120 chiếc máy cày MTZ, chủ yếu là máy loại MTZ 892 và MTZ 1122. Diện tích mía được cơ giới hóa lên đến trên 2.000 ha với năng suất bình quân trên 60 tấn/ha. Đặc biệt có thửa ruộng mía đạt năng suất lên đến 150 tấn/ha.

 Với giọng nói hùng hồn, giám đốc NM Đường An Khê – kỹ sư Nguyễn Tấn Cương cho biết thêm: Lợi ích của việc cơ giới hóa vùng nguyên liệu mía còn giúp NM đẩy nhanh việc mở rộng diện tích trồng mía kịp thời vụ, tạo thêm việc làm cho nhân dân trong khu vực, giảm chi phí, khắc phục được việc thiếu lao động nhất là những lúc vào vụ sản xuất chính. Mỗi năm NM đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng vùng nguyên liệu mía mà không tính lãi. Chỉ tính năm 2009 NM đã đầu tư 52 tỷ đồng và năm 2010 đầu tư lên đến 70 tỷ đồng… Sự đầu tư hỗ trợ trên tập trung chủ yếu vào cơ giới hóa khâu làm đất, rạch hàng, trồng mía bằng máy, làm cỏ, bón phân, chăm sóc mía, làm đường giao thông và cung cấp giống mía mới…

Đi đôi với việc cơ giới hóa đồng mía, NM cũng đã khảo nghiệm và đưa các giống mía mới như: LK92 – 11, K88 – 65, K88 – 92, K94, POJ 28 – 78 vào sản xuất. Qua thực tế các giống mía mới này đã thích nghi với điều kiện tự nhiên ở các huyện trong tỉnh Gia Lai. Xây dựng được vùng nguyên liệu tốt, NM Đường An Khê đã nâng công suất ép từ 2.000 lên 4.500 tấn mía cây/ngày. Bằng nhiều biện pháp An Khê đã phát triển được vùng nguyên liệu mía tăng dần theo từng năm. Nếu như vụ ép đầu tiên 2001-2002 diện tích mía chỉ có 2.380 ha thì vụ ép năm 2005-2006 tăng lên 6.196 ha. Và vụ ép năm 2009-2010 tăng vọt lên 12.000 ha, vụ ép 2010 – 2011 lên 14.000 ha.

Phó giám đốc NM Đường An Khê, anh Nguyễn Văn Hòe cho biết: Vụ ép năm 2011-2012 sẽ tăng công suất ép lên 7.000 tấn mía cây/ngày và 12.000 tấn mía cây/ngày vào những năm tiếp theo. Với công suất ép trên mỗi năm NM cần 850.000-1.400.000 tấn mía cây/vụ tương đương với diện tích mía 20.000 ha. Riêng vụ ép 2009 – 2010, An Khê đã thu mua được 406.346 tấn mía cây, sản xuất được 38.500 tấn đường và nộp ngân sách được hơn 26 tỷ đồng. Từ đây mở ra một trung tâm công nghiệp mía đường lớn nhất của cả nước.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất