| Hotline: 0983.970.780

Nhà nông chọn tạo giống

Thứ Năm 10/04/2014 , 11:00 (GMT+7)

27 giống lúa của 15 thành viên đến từ 11 tỉnh, thành ĐBSCL trồng thực nghiệm không thua giống của các viện, trường.

An Giang là một trong những tỉnh đi đầu ở ĐBSCL về công tác xã hội hoá giống lúa. Việc chọn tạo và SX lúa giống được nhiều nông dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực cùng các viện, trường... cung cấp lúa giống phục vụ SX.

Làm khoa học

Tại hội thảo đánh giá giống được tổ chức vào sáng ngày 4/4/2014 tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang do Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ và dự án FARES thực hiện cho thấy, tổng số 27 giống lúa của 15 thành viên đến từ 11 tỉnh, thành ĐBSCL trồng thực nghiệm không thua giống của các viện, trường. Tuy nhiên độ thuần chưa cao so với giống của các nhà khoa học. Về năng suất, sản lượng và chất lượng có nhiều giống vượt xa giống của viện, trường.

Là người trực tiếp chọn tạo giống lúa từ năm 1996 đến nay, ông Dương Văn Châu (xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, Trà Vinh) rất vui mừng khi thấy lúa của mình vẫn sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất núi An Giang.

“Vấn đề ở đây không phải là thời gian và thủ tục công nhận lâu mà là phụ thuộc nhiều vào đầu ra của sản phẩm. Sắp tới chúng tôi sẽ kiến nghị Cục Trồng trọt tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu lúa, đảm bảo vùng nguyên liệu cho xuất khẩu cũng là giúp nông dân thấy được sản phẩm của chính mình đã trưởng thành”, TS Huỳnh Quang Tín.

Ông cho biết, nhiều giống lúa của ông được nông dân Trà Vinh sử dụng nhưng chưa có giống nào được công nhận cấp quốc gia. “Đây là cơ hội quan trọng để giống lúa của tôi vươn xa ra các tỉnh, thành và biết thêm nhiều kinh nghiệm để sau này chọn tạo giống tốt hơn”, ông vui vẻ nói.

Còn ông Phạm Văn Long (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là tác giả của hai giống lúa LH1 và LH8 (đây là các giống được đánh giá cao tại hội thảo với 19/30 phiếu) phấn khởi cho biết, gia đình ông chọn tạo lúa giống từ năm 1997 đến nay. Nhiều giống được sử dụng rộng rãi ở Vĩnh Long nhưng chưa bán được ra ngoài tỉnh.

Theo ông Long, hai giống này có chung ưu điểm là cây cứng, thân hình đẹp, gạo trong, mềm cơm, cơm bóng, hạt dài. TGST từ 85 - 90 ngày tuổi. “So với giống bà con sử dụng là IR50404 thì như nhau nhưng 2 "thằng" này ăn ngon hơn và bán cho thương lái cao hơn từ 500 - 700 đ/kg nên quê tôi nhiều người thích lắm”, ông Long nói.

Là người SX lúa giống, ông Nguyễn Việt Quang, xã Hoà Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khẳng định: “Các giống lúa của nông dân đều tốt hơn so với giống IR50404 và nhiều giống khác của viện, trường. Hướng tới tôi sẽ chuyển 6.500 m2 đất sang SX giống AP2010 vì gạo hạt dài, gạo thơm và ít đổ ngã”.

Bán giống cho nhau 

Đứng trước đám lúa giống vàng hoe và trĩu hạt nhưng ông Châu vẫn buồn bã nói: “Lúa làm ra chỉ bán được cho nông dân với nhau thôi, vì chưa được công nhận cấp quốc gia nên ai biết thì đến mua chứ không thể nào đóng bao bì bán được. Tôi mong muốn được công nhận càng sớm càng tốt để “đứa con tinh thần” của mình có cơ hội thâm nhập thị trường.

Có giống tôi phải chọn gần 4 năm trời mới ra được, vậy mà không dám công khai bán, nếu có thì bán cho nông dân trong khu vực, vì thủ tục pháp lý mình chưa có”.

Còn ThS Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Trung tâm Kiểm định - kiểm nghiệm giống Nông nghiệp (Sở NN-PTNT An Giang) cho biết, trước khi được công nhận giống cấp Quốc gia thì trung tâm chỉ công nhận giống đó của tác giả nào, còn muốn công nhận giống cấp Quốc gia thì phải trình lên Cục Trồng trọt, sau đó mới làm quy trình công nhận. Một giống muốn được công nhận phải trải qua nhiều giai đoạn, thời gian khoảng 3 năm vì phải chờ hội đồng thẩm định từ trung ương đến địa phương.

TS Huỳnh Quang Tín, Trưởng bộ môn Tài nguyên - cây trồng (MDI), ĐH Cần Thơ cho rằng, so với trước thì thời gian và thủ tục pháp lý công nhận giống lúa đã giảm nhiều rất so với trước. “Do nông dân chỉ chọn, tạo không đủ khả năng và trình độ để làm đạt chuẩn thì chúng tôi sẽ giúp đỡ về pháp lý để họ có được “đứa con tinh thần” công khai. Trong dự án này chủ yếu là giúp nông dân ứng dụng TBKT trong chọn tạo giống lúa. Vì họ đam mê để giúp cho cộng đồng, xã hội là chính thôi. Vì vậy mà giống lúa đã đa dạng hơn trước rất nhiều”, ông Tín nói.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.