| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới: Hồi thứ Mười

Thứ Ba 29/07/2014 , 08:53 (GMT+7)

Lại nói chuyện sau khi Năm Kèo say mèm thì bỗng sực nhớ lời hẹn của Chín Cù, ở ấp bên cạnh. Chỉ vì quá say, bác Năm đành mướn xe ôm cho hai ông thay mặt mình, tới nhà bác Chín…/ Hồi thứ Chín

Thất nghiệp kiểu “con ông cháu cha”

Nhậu lẩu xài “tiên tri bạch tuộc”

Đường xá ngon lành, hai ông đi xe ôm tới tận nhà bác Chín luôn. Ở trong này có một cái hay, là một trăm phần trăm đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm (trong này gọi là nón bảo hiểm). Bởi thế bất kỳ xe ôm nào cũng “sơ - cua” một mũ bảo hiểm.

Mà không cứ xe ôm, ngay người dân thường cũng móc kèm mũ vào xe. Có người còn kèm tới hai, ba cái mũ. Ấy là những ông bố, bà mẹ sẽ phải đón con đi học về. Trẻ nhỏ cũng đội mũ bảo hiểm nên việc móc vài cái mũ, là chuyện bình thường.

Nay trở lại chuyện bác Cả và ông Tư tới nhà bác Chín đáng kính. Gia đình bác Chín, nghe nói là diện mới thoát nghèo, nhưng xem ra không giống như những hộ thoát nghèo. Nhà, vườn rộng rãi. Cái khoảng sân sau quét sạch ngồi nhậu thì quá lý tưởng.

Lật đật ra đón khách, bác Chín chỉ ngay xuống chiếc chiếu giữa sân, mời khách ngồi. Cứ xem cái sân sạch bóng và cử chỉ lúng túng của bác Chín thì khách hiểu ra rằng, thường ngày bác Chín cùng với bạn nhậu, chỉ ngồi dưới nền đất thôi à. Nay trải chiếu là vì khách xa, lại có một ông từ ngoài Bắc vô, nên thôi thì… Nhưng dù ngồi chiếu, cũng chân đất ngồi xếp bằng tròn thôi mà.

Một cái bọc lá chuối được mang ra, đặt ở giữa chiếu. Bác Chín gật gật cái đầu tóc muối tiêu và cười hết cỡ với hàm răng đã rụng mất ba, bốn chiếc: “Hôm nay có món lẩu cá kèo đó. Cái món cá này ngọt thịt, ngọt nước, ngọt cả xương. Làm lẩu thì quá trời luôn.


Minh họa: Trọng Toàn

Nhưng món này lát nữa mới có. Bây giờ ta ăn món cá lóc nướng trước. Uống rưởu (rượu) với cá lóc nướng, thấy đã. Nào! Xin mời hai ông. Ấy! Ông Cả, cạn tới đáy cho. Mà cứ rưởu đều đều, nhậu đều đều…”.

Trong lúc chờ món lẩu cá kèo, bác Chín vui miệng kể cho nghe về cách “giải nghèo” ở quê bác. Số là sau khi thấy dân ở đây còn lam lũ quá, mà tiềm năng vẫn chưa khai thác hết, thì Tổng Cty có tên Binosa, tận TP. Hồ Chí Minh về đầu tư.

 Họ cho các hộ trong diện nghèo có đủ điều kiện để chăn nuôi bò (được chính quyền địa phương bảo lãnh) “vay” bò. Con bò được vay là một chú bê bụ bẫm. Sau một năm, các hộ đã thu lời một trăm phần trăm. Nghĩa là vốn vay hai mươi triệu, khi bán được bốn mươi triệu.

Các hộ không nuôi bò thì vận động trồng bắp hái non. Bắp non bán cho Binosa. Còn cây bắp (vẫn xanh tươi) bán cho người nuôi bò. Vậy là chỉ sau hai năm triển khai, quê bác Chín đã gần hết hộ nghèo.

Nghe chuyện, ông Tư phấn chấn: “Hèn chi tôi thấy nhà nào cũng nhậu đều đều. Hết nghèo có khác”. Bác Chín nâng ly rượu, cười hết cỡ: “Bộ ông nghĩ phải thoát nghèo mới nhậu sao? Có nghèo dưới đáy, vẫn cứ nhậu. Không nhậu thì không còn là dân Nam bộ nữa. Nó thế”.

Hứng khởi, ba ông cùng chạm ly đánh cạch, và cạn tới đáy. Ở đây, cạn tới đáy, người ta bảo: “Cạn tới bến”, hoặc “Hổng còn long - đen, nghe”.

Trong lúc ba ông đang chuếnh choáng bỗng có tiếng xe máy rú rít nơi đầu ngõ. Rồi cỡ chừng hai, ba cái xe máy kềnh càng, đèo một lũ trai làng chạy vút qua. Bác Chín chỉ tay: “Đó! Bọn nghèo tới bến đó”. “Nghèo chi mà diện ngất trời vậy?”. Ông Tư thắc mắc. Bác Chín gật gật: “Phải nói thế này mới đúng. Cái bọn ni được xếp diện thất nghiệp của ấp. Bọn thất nghiệp”.

Cách giải thích của bác Chín khiến ông Tư và bác Cả lại thấy khó hiểu hơn. Như thể đoán được băn khoăn của hai ông, bác Chín định nói tiếp nhưng vừa sực nhớ điều gì, bèn ngoái đầu xuống bếp, la: “Tụi bay! Món lẩu đâu? Sao lâu dữ vậy?”. Có tiếng từ trong bếp nói vọng ra: “Thay đổi chút xíu, bác Chín à. Cũng sắp xong rồi đây”.

Bác Chín quay đầu lại phía hai ông khách. Và như tiếp nối mạch chuyện đang dang dở, bác Chín lại nhe… lợi ra cười: “Tui nói bọn đó thất nghiệp là chánh xác đó. Học xong, không đi trung cấp, không đi đại học. Mà nói cho đúng, thi hổng có đỗ hết trơn. Ấy vậy là ở nhà. Đâu có làm việc chi. Không phải đến nỗi không có việc. Nhưng chúng lười nhác đã quen. Mà đã không đi làm, không có việc làm, thì đành xếp chúng vào danh sách thất nghiệp”.

Lúc này bác Cả và ông Tư cũng đã hiểu ra phần nào. Nhưng ông Tư vẫn hỏi: “Thất nghiệp sao chúng toàn đi xe xịn, mà xem chừng cũng nhậu đều đều”. Bác Chín giơ tay chém gió: “Chẳng những nhậu đều đều, chúng còn nhậu ở các nhà hàng, quán sang. Đâu có ngồi đất, ngồi vườn như ta.

Thì các ông tánh, nếu con em dân lao động, dân làm ruộng, dân làm mướn, sức đâu ăn chơi như chúng. Chỉ bởi chúng đều là “con ông cháu cha” cả. Ông bà, ba má chúng giàu có, chức quyền, mới chìu (chiều) chúng theo kiểu đó. Thực ra, cũng chỉ là “con ông cháu cha” cấp ấp, cấp xã thôi. Nhưng chúng vẫn ỷ thế. Với lại, tiền chúng, chúng xài. Xe chúng, chúng đi. Mắc mớ chi mình...”.

Trong lúc bác Chín đang còn thao thao bất tuyệt thì bỗng ba, bốn đứa ở dưới bếp bưng các đồ nghề lên. Nào là bếp cồn (không đun bằng gas mà cồn khô), nào là bát đĩa lủng củng. Vừa đặt các thứ xuống, một thằng đã gãi tai: “Hôm khác bác Chín xơi món cá kèo, nha! Hôm nay, chúng con kiêng chữ “kèo”. Nhưng có món “độc chiêu” đây. “Món chi?”. “Dạ! Món hải sản đặc biệt. Đây là món bạch tuộc nhúng dấm. Chà! Cứ gọi là tới bến luôn”.

Vừa nói, thằng cha đã mở cái vung liễn. Ôi chao! Những con bạch tuộc với hàng chục cái chân, đang đưa lên hạ xuống như múa lụa. Trông vừa lạ vừa ghê.

Bác Chín khoát tay: “Món ni tau ăn rồi. Ngon thì ngon thiệt. Nhưng sao lại có món ni?”. Thằng cha cười hềnh hệch: “Chả là thế ni! Hồi hôm bọn con có mua mấy con bạch tuộc “tiên tri” ni, về để “cá”. Đó là trước trận Bờ-ra-din và Đức. Rồi trận Ắc-hen-ti-na với Hà Lan. Không ngờ mấy nhà “tiên tri” này đoán trật lấc. Bọn con bị thua “kèo”, bèn tính chuyện tuyên án nhà “tiên tri” thôi. Cũng chính vì thế, hôm nay bọn con kiêng cái tiếng “kèo”, mà bác lại muốn ăn cá… kèo".

Nghe chuyện, bác Chín đang cáu, cũng phải phì cười. Bác Chín bỗng lại vung tay chém gió: “Ơ! Thế hôm nay cái bọn đi mua… phân… phân gà, sao không tới?”. “Dạ! Tụi nó hẹn ngày mốt mới vô, bác Chín”.

Đang nâng ly rượu, ông Tư phải đặt xuống, mặt ngẩn ra: “Bác Chín! Lại có chuyện đi mua… phân… phân?”. Bác Chín nhe hàm răng đã gãy quá nửa ra cười: “Các ông chưa biết, có mấy thằng cha xây nhà, tậu ô-tô bằng… phân gà đó. Nhưng thôi, để khi khác tui kể. Bây giờ mình đang nhậu. Ơ hay! Mấy đứa không nổi lửa lẹ lên. Còn đợi chi?”.

Thế thực là:

Lai rai câu chuyện trong cuộc nhậu

Mà thấy cuộc đời lắm chuyện hay!

(Hết)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Phút giây để cha và con gái được thành thật với nhau

Hà Nội Sau thành công ngoài mong đợi lần thứ nhất, Cuộc thi viết 'Cha và con gái' lần thứ 2 vừa được Tạp chí Gia đình Việt Nam phát động vào sáng 27/3.

Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Bình luận mới nhất