| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới: Hồi thứ Tám

Thứ Sáu 25/07/2014 , 10:50 (GMT+7)

Hai mươi năm trước ra tỉnh, lần đầu tiên tiếp xúc với văn minh thành phố, cũng va đập luôn với sự ranh ma, lọc lõi của dân thị thành. Bởi thế, bác Cả đáng kính của chúng ta gặp không ít những chuyện bị lỡm, bị lừa, bị ăn quả đắng. Nay bác Cả ra tỉnh, đã khác xưa nhiều lắm, khôn ranh, lọc lõi, mưu mẹo hơn... Nhưng "người tỉnh" không phải như vài chục năm trước. Chính vì thế, cuộc “cọ xát” bây giờ nó ly kỳ, gay cấn hơn nhiều.

Như ở hồi trước, bác Cả đã nhận lời rủ rê của ông Tư. Lý do nể tình ông Tư, chỉ một phần. Cái chính là do cái máu xê dịch của bác Cả nó thôi thúc.

Về vùng quê - Du lịch “kiểu quê”

Lội cầu ván - Suýt cho “đo ván”

Thế là hai ông nhảy xe đò, đi tới nơi mà ông Tư nói rằng, chỉ cách có năm mươi cây số.

Xe đỗ, bác Cả bỗng chú ý đến cái biển đề: “Đền bà Út Đỏ, cách…”. Không đợi bác Cả hỏi, ông Tư đã chỉ tay theo biển chỉ đường: “Nhà ông Năm Kèo, bạn tôi ở đó”. Bác Cả băn khoăn: “Ở trong… đền?”. Ông Tư phì cười: “Không phải. Ông Năm ở cái ấp phía ngoài, gọi là ấp Sỏi. Từ ấp Sỏi vào đền không xa, chỉ cỡ nửa cây số. Nếu bác muốn cầu may thì có thể vào thăm đền bà Út Đỏ luôn thể".

Điều giải thích của ông Tư khiến bác Cả sáng tỏ điều này, lại không hiểu điều kia. Để cho quên đoạn đường ngót hai cây số vào ấp Sỏi, ông Tư bèn kể sơ qua về lai lịch ngôi đền này.

Số là trước đây, ngôi đền vốn chẳng ai để ý. Nó nằm ở một miền đồi gò hẻo lánh nên khách đến hằng năm thưa thớt lắm. Về sau, có một lão nông tới đền, cầu khấn, không ngờ về nhà cày ruộng, chạm phải một hũ bạc cổ. Từ chỗ vắt mũi không đủ đút miệng, lão nông bỗng giàu sụ, thành đại gia miệt vườn. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, người trong này coi đền bà Út Đỏ chẳng khác gì đền bà Chúa Kho ngoài Bắc.

>> Các truyện dài kỳ khác trên nongnghiep online

Vào dịp đầu năm, các quan chức, các nhà buôn, nhà thầu, dân buôn bán… nườm nượp kéo về đền bà Út Đỏ để xin lộc. Quan chức thì cầu lên chức, nhà thầu thì cầu trúng mánh, người buôn bán cầu làm ăn phát đạt, một vốn bốn lời. Thôi thì đủ cách cầu. Những ai đến đây cũng đều hy vọng được bà Út Đỏ phù hộ độ trì, làm ăn phát đạt. Cũng không ít các “quan tham” cầu mong tai qua nạn khỏi. Chuyện này, La tôi xin nói chi tiết ở phần sau. Nay nói về chuyện bác Cả cùng ông Tư lặn lội tìm đến nhà ông Năm Kèo ra sao.

Đi bộ được nửa đường, ông Tư và bác Cả cảm thấy mỏi chân, bèn vẫy xe ôm. Ông Tư chủ động: “Bao nhiêu?”. Gã xe ôm gãi tai: “Cặp đôi ở đây, tuy hai ông nhỏ người, không đến nỗi quá tải nhưng công an ấp hay rình, bất thình lình xuất hiện. Công chở không bù nổi tiền phạt. Hay hai ông mướn hai xe đi cho lẹ”. Cái trò lấy cớ tính thêm tiền, ông Tư không lạ, bèn thản nhiên: “Cứ cặp đôi đi. Công an ấp phạt, bọn tao chi. Chịu không?”.

Gặp phải cao thủ, gã xe ôm đành tìm cớ khác: “Vậy hai ông chịu cho con chở đến cổng ấp, thì đi. Vả lại, từ cổng vào đến trong ấp chỉ cỡ hai trăm mét thôi à!”. Nghĩ rằng gã xe ôm không ép được giá thì bớt quãng đường nên ông Tư đồng ý. Hai ông ngồi trên một cái xe, vẫn còn đời Honda 67. Gã xe ôm rồ máy…

Ở đầu ấp quả có cái cổng chào thật. Phía trên còn đề dòng chữ khá lịch sự: “Ấp Sỏi kính chào quý khách”. Ái chà! Rõ ra là biết làm dịch vụ du lịch. Ông Tư xỉa tiền, rồi ngoắc tay bác Cả…

Mới đi được cỡ nửa đường vào trung tâm ấp (cũng là vào nhà ông Năm Kèo) ông Tư và bác Cả giật mình. Con đường làng phẳng phiu như thế, không hiểu sạt lở hay do người đào lên, bỗng bị sụt lún đến vài chục mét. Để có thể cho các loại xe con, xe máy đi qua, dân làng phải kê gạch kê đá và lót ván bắc thành đường. Mấy hôm trước ở đây hẳn có trận mưa lớn nên đường đi khá lầy lội. Những chỗ không bị sụt lún, cũng phải bắc ván để tránh trơn trượt. Đương nhiên cái dịch vụ đột xuất này có hẳn một đội quân hướng dẫn, tăng-bo xe và… thu tiền.

Xe đã vào đền ắt phải ra. Vậy là thu được hai lần tiền. Đã đến đây, lại toàn người có của, không ai khùng để xe bên ngoài, đi bộ vào. Mà giả dụ có để xe bên ngoài thì ắt phải gửi, rồi tay xách nách mang đi bộ qua chỗ lầy lội. Thành ra, đằng nào cũng mất tiền cả. Thôi thì, đi xe vào cho xong.

Cho tới lúc đó, bác Cả và ông Tư mới hiểu cái ranh ma của gã xe ôm đỗ bên ngoài, vừa đỡ một đoạn đường, vừa đỡ tiền xe vô xe ra. Thật nhất cử lưỡng tiện.

Những người đã ở thành phố, hẳn không lạ gì cảnh ùn tắc giao thông. Nhưng ở cái ấp nhỏ bé, xó xỉnh này, lạ thay, cũng có cảnh ùn tắc giao thông như ở thành phố. Đã vậy, lại toàn loại xe sang, xe xịn. Ùn tắc mà qua “trạm thu phí” thì ắt có sự cửa quyền. Chỉ đứng có mấy phút, hai ông đã chứng kiến những xe đi qua cầu tạm bị “chặt chém” ra sao.

Dường như đã nắm được tâm lý của người hành hương nên mấy gã thu phí, mặt cứ tỉnh khô. Đã vào đền cầu lộc, ai lại ra về nửa chừng? Với lại, ra về là xui, là mất lộc, là làm ăn thua lỗ. Cho nên dù thế nào cũng phải đi tới nơi. Các cụ đã dạy, con đường càng gian nan thì sự thành công càng mỹ mãn. Bởi thế, dù khó khăn, dù tốn kém, nhưng không ai bỏ cuộc.

Chờ cho chiếc xế hộp cáu cạnh đi qua chiếc “cầu ván”, hai ông tranh thủ bước lên “cầu”. Thực ra cũng có một quãng đường mòn nhỏ dành cho người đi bộ. Nhưng lầy lội và khó đi nên hai ông chọn đường lát ván cho tiện.

Khi qua khỏi khu cầu ván, bỗng có một gã thanh niên chạy ra chặn trước mặt: “Cho xin tiền quá giang, cha nội”. Ông Tư nổi khùng: “Tiền quá giang nào?”. “Hai ông vừa đi trên cầu đó thôi. Xin hai ông bốn chục”. Ông Tư tròn mắt: “Bốn chục?”. Gã thanh niên mặt tỉnh khô: “Ấp phải huy động dân bỏ tiền, góp ván, góp nhân lực để làm con đường. Hai ông định quá giang miễn phí sao?”. “Mi tưởng bọn tao hái ra tiền à? Hơn chục mét đường lấy bốn chục. Bộ ăn cướp sao? Để tao vô hỏi trưởng ấp”.

Gã thanh niên phì cười: “Hai ông muốn hỏi ông giời cũng tùy thôi. Nhưng cứ phải chi bốn chục ngàn. Nè! Lẹ lên đi, cha nội”. Ông Tư tức quá: “Thế tao hỏi mày, tao vào nhà người quen đây, chứ có đi cúng đi vái đâu, mà mi thu tiền quá giang?”. Gã thanh niên hất hàm: “Thôi đi, cha nội. Thế cha nội vô nhà ai?”. Ông Tư vung tay: “Nhà ông Năm Kèo. Bộ mày không biết ổng sao?”. Gã thanh niên bỗng lúng túng: “Tưởng ai. Sao cha hổng nói sớm. Thôi! Xin mời hai cha. Hai cha đi lẹ để con còn đón khách”.

Ông Tư và bác Cả như được giải thoát. Vừa bước rảo, ông Tư vừa nói cho bác Cả đủ nghe: “Té ra cha Năm Kèo cũng có uy ở ấp này ghê”.

Trong khi hai ông còn ngơ ngác tìm nhà ông Năm thì bỗng nghe tiếng gọi giật giọng. Cả hai ông cùng quay phắt lại.

Thế thực là:

Chửa qua cơn tức đi cầu ván

Bỗng lại bất ngờ thấy tri âm

Muốn biết ông Tư và bác Cả gặp ai xin xem hồi sau sẽ rõ.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Giáo sư Tô Ngọc Thanh trọn đời tâm huyết văn hóa dân gian

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, một nhân vật tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, vừa qua đời ở tuổi 90 vào sáng 24/4 tại Hà Nội.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.