| Hotline: 0983.970.780

Nhà thơ

Thứ Năm 08/11/2012 , 10:04 (GMT+7)

Chủ nhật, mới 7 giờ sáng, tôi giật mình nghe tiếng gõ cửa. Ai mà đến sớm vậy? Chắc là mấy ông ở tổ, ở phường mời đi họp, hoặc mời đóng góp chi đây.

Chủ nhật, mới 7 giờ sáng, tôi giật mình nghe tiếng gõ cửa. Ai mà đến sớm vậy? Chắc là mấy ông ở tổ, ở phường mời đi họp, hoặc mời đóng góp chi đây.

Cũng có thể mấy cô đi thu tiền nước, tiền điện. Nhưng sao không bấm chuông, lại đập cửa. Phải! Đập cửa, chứ không gõ. Có việc gì nghiêm trọng chăng?

 Tôi uể oải lật chăn, đi xuống tầng dưới. Còn đang loay hoay tìm chìa khoá, lại nghe thấy tiếng đập cửa. Tôi vội vàng chạy ra.

- Ông…ông hỏi ai?

- Tôi hỏi khí không phải, đây là nhà ông Bái?

- Vâng! Tôi là Bái.

- Ối giời ơi! Tìm mãi mới ra nhà bác. Không nhớ ra à? Xém! Xém đây.

- Nhớ rồi! Bác Xém. Bác vào trong này.

Chưa vào vội, Xém còn cẩn thận khoá cái xe đạp cũ mèm, mà xin lỗi, đồng nát nó còn không thèm lấy. Khoá xong, cũng chưa vào vội. Còn lùi ra xa, ngửa mặt lên ngắm ngôi nhà, chặc chặc lưỡi:

- To đẹp quá nhẩy!

Xong xuôi mấy động tác dạo đầu, Xém mới bước vào nhà.

Thực ra tôi đã ngờ ngợ. Không nhận ra ngay, chỉ vì trông y “bố nhếch” quá. Xe đạp, vẫn là cái xe từ bốn chục năm trước. Loại xe Thống Nhất được mua phân phối. Cái túi vắt vai, rách tả tơi. Mũ cối sờn mép, vải bọc bong nham nhở. Nói tóm lại, là y vẫn i sì như bốn chục năm trước. Thậm chí “xuống cấp” hơn với bộ mặt nhầu nhĩ, gầy quắt, râu ria tua tủa.

- Tôi phải đến sớm. Là bởi vì sợ rằng bác đi đâu. Mà bác đi đâu, biết chờ đến bao giờ?

- Bác uống nước đi. Đến chơi hay có việc gì?

- Ấy, đến chơi thôi. Lâu quá, anh em mình…Này! Cái lứa chúng mình, mai một cả. Vắng bóng nhiều quá. À! Cũng có chút việc. Phải có việc mới đến phiền bác chứ? Tôi từ quê ra đấy. Là cứ cưỡi con ngựa sắt này…

Y nói lan man. Giống như một ông mới tập đi xe đạp. Trèo lên, đạp xe, nhưng không biết cách dừng.

Cách đây hơn bốn mươi năm, vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tôi và y cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ “Văn nghệ quần chúng” của nhà máy. Lúc đó phong trào sôi nổi. Người ta rất ưu ái những “hạt nhân văn nghệ” nghiệp dư. Bởi thế, không ít người ảo tưởng, nghĩ mình có tài, là nghệ sĩ. Rồi cũng vì động viên phong trào, mà một số bài văn, bài thơ, bản nhạc được xuất bản. Một số bức tượng, bức tranh được trưng bày.

 Trong một tạp chí, Quang Xém được đăng hẳn hai bài thơ. Đó là một sự kiện chưa từng có lúc bấy giờ. Ngay cả những nhà thơ chuyên nghiệp lúc đó, trong một tờ báo, tạp chí, cũng chỉ được đăng một bài thôi.

Ảo tưởng với khả năng văn nghệ của mình, y chểnh mảng trong công việc, đến mức để xảy ra tai nạn lao động, làm một công nhân bị thương nặng. Y bị buộc thôi việc. Hồi đó, công nhân độc thân cũng được xếp nhà tập thể. Rộng thì bốn, chật thì hai người một phòng. Dù bị thôi việc, y vẫn ở lại nửa căn phòng được phân. Nguyên tắc là phải trả, nhưng nói chung, không ai ngu gì trả lại.

Y không thế. Sau khi mất việc, y đùng đùng bỏ về quê. Bởi y nghĩ sẽ thành nhà thơ. Cái gì chứ nhà thơ, ở quê y cứ là nhất. Đi đâu cũng được trọng vọng…

- Tại tôi ngu! Hồi đó mà tôi cứ giữ căn phòng tập thể, bây giờ có bạc tỷ, chứ đâu đến nỗi khốn khổ khốn nạn thế này? Ngẫm câu “Giàu ở quê không bằng ngồi lê Hà Nội” thấm thía lắm. Đau điếng người!

Qua câu chuyện của y, tôi đã rõ. Ở quê chỉ có chút ít đất phần trăm và ba sào ruộng khoán. Nhà năm miệng ăn (hai vợ chồng, hai đứa con, một mẹ già) quần quật quanh năm, vắt mũi không đủ đút miệng. Về quê, y không kiếm được xu nào thì chớ, lại ăn bám vợ con. Bởi vậy, vợ con khinh rẻ. Rồi thơ trước còn thỉnh thoảng được đăng báo, có chút nhuận bút. Nay – xin lỗi – chó nó in cái thứ thơ...thẩn của y.

- Thì tôi tự xuất bản, bác Bái ạ! Tôi đã in được hai tập rồi đó. Nhuận bút ư? Có chứ! Nhưng người ta trả bằng sách. Thôi thì mình tự phát hành. Chí ít, cũng không đến nỗi báo cô bà xã.

Vậy là cái lý do đến thăm của y đã rõ. Thứ nhất, là “phát hành” tập thơ mới in. Thứ hai, là xin tài trợ, để in tập tiếp.

Không muốn mất thì giờ thêm, tôi bèn nhét mấy chục ngàn vào cái phong bì, đưa cho y. Quả nhiên, y giống như người mới tập đi xe đạp, nhưng lần này đã biết cách dừng.

Và y đứng dậy, bắt tay tôi rất chặt.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm