| Hotline: 0983.970.780

Nhà tù Syria: “Cỗ máy của sự điên cuồng và cái chết”

Thứ Tư 20/02/2013 , 10:22 (GMT+7)

Xung đột tại Syria sắp bước sang năm thứ 3 nhưng tình hình dường như đang diễn biến ngày một xấu đi.

Xung đột tại Syria sắp bước sang năm thứ 3 nhưng tình hình dường như đang diễn biến ngày một xấu đi.

Cuộc xung đột bắt đầu từ tháng 3/2011, được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Sự đàn áp của chính quyền khiến các cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành bạo động và lan khắp quốc gia Trung Đông này.

Tới thời điểm hiện nay, Syria được ví như một bãi chiến trường hoang tàn, đầy rẫy sự chết chóc và hiểm nguy.

Theo ước tính mà Liên hợp quốc công bố hồi đầu tháng 2 thì cuộc xung đột tại Syria đã khiến gần 70.000 người thiệt mạng và khoảng 700.000 người khác buộc phải chạy trốn khỏi quốc gia này. Hàng triệu người bị mất nhà cửa và hàng trăm ngàn người khác đang bị giam cầm trong điều kiện cực kỳ tồi tệ.

Phe đối lập ước tính có khoảng 160.000 người Syria đã bị chính quyền giam giữ mà không có lý do gì. Những người phản đối Tổng thống Assad cho biết việc thả toàn bộ các tù nhân này là điều kiện tiên quyết để đàm phán với phe chính phủ nhằm chấm dứt tình trạng bạo động hiện nay.


Cuộc xung đột kéo dài 2 năm khiến Syria trở nên hoang tàn

Chính quyền Syria thì cho rằng con số này đã bị phóng đại và những người bị bắt giữ nhưng chứng minh được sự vô tội của mình đang được thả ra “hàng ngày”.

Không ai biết chắc có bao nhiêu người Syria đang bị giam cầm trong hệ thống các nhà tù, bao nhiêu người đã chết và bao nhiêu người đang cận kề cái chết vì sự tra tấn về thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, những thông tin thu thập được của các nhóm hoạt động về nhân quyền cho thấy số lượng người đang bị giam cầm thậm chí còn cao hơn con số ước tính của phe đối lập và tình trạng giam giữ đang ở mức báo động nghiêm trọng.

Zaidoun Zoabi, một nhà hoạt động nhân quyền cho biết ông đã bị bắt giữ vào tháng 12/2012, bị giam cầm 26 ngày và chỉ được thả ra trong tình trạng giống như một “bóng ma”.

“Mỗi người chỉ được ăn một mẩu bánh mì vào buổi sáng và ba quả ô-liu sẽ được phát sau đó. Khoảng 5-6 người chết mỗi ngày”, ông Zoabi miêu tả lại quãng thời gian kinh hoàng của mình. Ông cũng nói thêm rằng: “Họ bị tra tấn về thể xác nhưng họ không chết vì tra tấn về thể xác mà chết vì sự hành hạ tinh thần. Hãy tưởng tượng rằng bạn không thể di chuyển một chút nào trong suốt 24 giờ. Bạn chỉ được phép vào nhà vệ sinh 2 lần mỗi ngày. Khi bạn bắt đầu vào, bọn chúng sẽ đếm đến 10 và bạn buộc phải ra khỏi nhà vệ sinh”.

Zoabi cho biết ông bị nhồi nhét vào 1 căn phòng nhỏ, khoảng 21m2 với 91 người đàn ông khác. “Cảm giác lúc đó giống như bị mắc kẹt trong thang máy với quá nhiều người và quá ít không khí để thở”.

Ông Zoabi cho rằng, đó không phải là một trại tạm giam mà là một “cỗ máy của sự điên cuồng và cái chết”. “Điều cốt lõi là bạn sẽ không biết rằng bao giờ bạn được thả. Chúng giam giữ bạn vô thời hạn. Bạn chỉ ngồi ở đó và chờ đợi điều may mắn sẽ xảy ra”, người đàn ông vừa may mắn thoát khỏi “địa ngục” chia sẻ.

Keffah Ali Deeb, một nhà hoạt động khác cũng bị giam giữ 18 ngày trong tình trạng tương tự. Cô là người phụ nữ duy nhất bị giam trong xà lim. Cô cho biết không bị tra tấn về thể chất nhưng việc hàng ngày phải nghe những âm thanh kêu gào mỗi khi bị tra tấn của những người khác vọng lại bên ngoài xà lim là một sự hành hạ tồi tệ.

Việc kiểm chứng những thông tin về điều kiện giam giữ tại các trại giam của Syria mà những người như Zoabi miêu tả là điều không tưởng vì cách duy nhất để xác minh sự thật là phải trải qua chính những điều đó.

Tuy nhiên, đài CNN cho biết các nhóm nhân quyền đã tập hợp được hàng chục lời khai tương tự như Zoabi và Deeb. Điều đó giúp họ khắc họa phần nào bức tranh đen tối mà Syria đang trải qua và chưa biết bao giờ sẽ kết thúc.

Brent Scowcroft, cố vấn cấp cao cho 4 đời Tổng thống Mỹ cho rằng vụ khủng hoảng ở Syria đặc biệt nghiêm trọng vì không có gì chắc chắn rằng cuộc xung đột sẽ chấm dứt kể cả khi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức hoặc bị buộc phải rời chức.

(Theo CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm