| Hotline: 0983.970.780

Nhà vườn không thiết tha tái đăng ký chứng nhận VietGAP

Thứ Sáu 30/09/2016 , 09:16 (GMT+7)

Nhiều năm nay, tỉnh Đồng Nai ưu tiên hỗ trợ nông dân thực hiện việc cấp giấy chứng nhận VietGAP cho hàng loạt các mặt hàng nông sản: rau, củ, trái cây. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, đến nay nhiều nông dân, địa phương không còn mặn mà với việc tái đăng ký chứng nhận VietGAP.

 

VietGAP bị ép giá

Những năm trước, nông dân vùng bưởi đặc sản Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) từng háo hức đăng ký thực hiện chương trình canh tác theo VietGAP, có hộ sẵn sàng tốn thêm chi phí để làm chứng nhận GlobalGAP cho loại trái cây giúp thu nhập cao này. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm thực hiện, trái bưởi VietGAP vẫn chưa có kênh tiêu thụ riêng, vẫn phải bán đại trà ra thị trường như những sản phẩm thường.

Ông Phan Tấn Tài, GĐ HTX nông nghiệp - dịch vụ Tân Triều cho biết: “Chứng nhận VietGAP chỉ sử dụng được trong vài năm phải bắt buộc thực hiện việc tái đăng ký. Sau đợt đầu được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện đăng ký chứng nhận VietGAP thì nay phải vận động nông dân tự đóng góp để thực hiện tái đăng ký chứng nhận. Tuy nhiên, sẽ rất khó vì chủ yếu do vẫn chưa có thị trường riêng cho trái bưởi VietGAP”.

Tình trạng này cũng đang xảy ra với trái ổi, chôm chôm, sầu riêng...

16-08-50_2-su-rieng-vietgp-bn-le-tren-duong-pho-voi-gi-re
Sầu riêng VietGAP bán lẻ trên đường phố với giá rẻ


Quy trình... ngược

Từ nhiều năm nay, việc sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở nước ta vẫn diễn ra theo quy trình ngược. Khi Nhà nước hỗ trợ phần lớn chi phí để khuyến khích nông dân làm chứng nhận VietGAP, GlobalGAP cho các sản phẩm rồi… chờ cơ hội thị trường đến chứ không phải có đơn đặt hàng rồi mới đầu tư sản xuất.

Thực tế tại nhiều địa phương đã đăng ký thực hành sản xuất VietGAP diễn ra rầm rộ theo “phong trào” nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng im hơi lặng tiếng rồi dần mất đi.

Theo tính toán của nông dân tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), mỗi hồ sơ đăng ký để được cấp chứng nhận VietGAP cần phải đầu tư hàng chục triệu đồng.

Tuy nhiên, chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình VietGAP, có nơi được hỗ trợ đến 100% kinh phí thực hiện. Do vậy đã thu hút rất nhiều nông dân nhiệt tình tham gia và trái sầu riêng Long Thành cũng vừa được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Hiện nhiều nông dân đang tiếp tục đăng ký thực hiện việc cấp giấy chứng nhận này cho trái măng cụt, dù trên thực tế hiện nay sản phẩm trái cây VietGAP vẫn chưa có đầu ra ổn định…

Các địa điểm bán nông sản VietGAP giá rẻ, tin cậy

Chợ phiên nông sản an toàn VietGAP (Số 195 – 197 Cao Thắng (nối dài), phường 12, Q.10, TP.HCM: Phiên chợ tổ chức vào các ngày 1-2/10 và ngày 15-16/10; ngày 5-6/11 và ngày 19-20/11; ngày 3-4/12 và ngày 17-18/12.

16-08-50_4-cc-sn-phn-ru-cu-qu-vietgp-duoc-by-bn-ti-cho-phien-nong-sn-n-ton
Sản phẩm rau, củ, quả VietGAP được bày bán tại Chợ phiên nông sản an toàn

 

Chuỗi cửa hàng tiện ích Bốn Mùa, chuyên bán các loại thực phẩm VietGAP rau, củ, quả an toàn (Cty Thực phẩm an toàn Việt Hảo Bốn Mùa, Lô B2 - 0105 Chung cư Hoàng Anh Gold House (xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM).

Các sản phẩm nấm VietGAP (Cty CP Sinh học Nấm Việt) đang bán tại hệ thống các siêu thị Co-op mart, BigC, Lotte mart và cửa hàng số 713, Xô viết Nghệ Tĩnh, phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM.

Ông Lê Linh Duy, GĐ Cty CP Tam Nông:

16-08-50_ong-le-linh-duy-gd-cty-cp-tm-nong

 

“Chương trình VietGAP cần đi vào thực chất chứ không chỉ quan tâm đến cái chứng chỉ sản phẩm sạch. Điều quan trọng nhất vẫn là hình thành được ý thức về sản xuất an toàn cho nông dân.

Để đạt được mục tiêu này, chính người tiêu dùng và thị trường mới đóng vai trò quyết định. Vì chỉ khi có thị trường cho sản phẩm sạch và người tiêu dùng kiên quyết tẩy chay sản phẩm không an toàn thì buộc nông dân phải làm ra sản phẩm đạt yêu cầu”.

 

Ông Nguyễn Thế Bảo, GĐ HTX xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai):

16-08-50_ong-nguyen-the-bo-gd-htx-xoi-suoi-lon

 

HTX chúng tôi hiện đã xây dựng được quy trình sản xuất trái xoài theo tiêu chuẩn của thị trường Úc và sẽ tổ chức triển khai đến nông dân trong thời gian tới.

Theo tôi, mỗi thị trường xuất khẩu đều có một yêu cầu riêng về chuẩn chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng nhất là nông dân cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật đã đưa ra. Do vậy HTX chúng tôi chỉ mong được Nhà nước hỗ trợ sớm cấp mã vùng và quy trình công nghệ bảo quản hàng hóa.

 

TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn VN:

16-08-50_tsvo-mi-chu-tich-hoi-lm-vuon-vn

 

Xu thế chung trên toàn thế giới hiện nay khi đã tham gia vào thị trường thương mại tự do TPP, vấn đề quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc. Do vậy, bắt buộc ta phải sản xuất theo GAP, có ghi nhật ký đồng ruộng thì mới truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều doanh nghiệp hiện không đăng ký việc tái cấp chứng VietGAP vì kinh phí rất cao. Do vậy, cần phải xã hội hóa việc chứng nhận VietGAP thì mới khuyến khích được việc sản xuất theo quy trình.

 

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt:

16-08-50_ong-nguyen-vn-ho-pho-cuc-truong-cuc-trong-trot

 

Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP gần như chưa có kênh tiêu thụ riêng, chưa xây dựng được độ tin cậy cho người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay sản phẩm có chứng nhận với không có chứng nhận vẫn chưa phân biệt được rõ ràng bởi giá bán như nhau.

 

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.