| Hotline: 0983.970.780

Nhạc Mông mobile

Thứ Năm 02/12/2010 , 10:23 (GMT+7)

Trên lưng những chú ngựa giờ đây không phải là chiếc khèn truyền thống mời gọi bạn tình nữa mà là những âm thanh vui nhộn của các chú “dế” nổi lên những bản nhạc Mông...

Allo! Tao đang uống rượu với mấy thằng bạn ở quán thắng cố giữa chợ nhé! Lúc nữa tao say mày đem ngựa đến chở tao về nhớ chưa?”. Một người đàn ông Mông trong trang phục màu đen truyền thống đút chiếc điện thoại di động vào túi quần rồi cầm bát rượu ực hết một hơi tỏ vẻ rất hãnh diện và đắc chí.

Mobile về bản

Đó là hình ảnh mà tôi được tận mắt chứng kiến khi có việc đi qua thị trấn Mường Khương của tỉnh Lào Cai. Mấy năm trở lại đây, khi ngành công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt, thì những vùng xa xôi hẻo lánh, cheo leo trên đỉnh núi như Tây Bắc, các trạm phát sóng của các nhà đài đều đã vươn tới. Lên Tây Bắc những năm gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh như tôi vừa kể lại ở trên. Trên lưng những chú ngựa giờ đây không phải là chiếc khèn truyền thống mời gọi bạn tình nữa mà là những âm thanh vui nhộn của các chú “dế” nổi lên những bản nhạc Mông mà không cần phải mất sức phồng mồm trợn má thổi được.

Có mặt tại thị trấn Sapa của tỉnh Lào Cai, chúng tôi như lạc vào một rừng người Mông với những bộ áo quần sặc sỡ không ngừng mời chào du khách mua hàng. Cầm trên tay một món đồ lưu niệm là những chiếc dây buộc tay may mắn, một cô gái trẻ người Mông tên Sùng Thị Pàng mời tôi mua hàng. Lấy lí do đang bận đi chơi, tôi thoái thác rằng chốc nữa quay lại mua. Ngay lập tức, Pàng rút ra từ chiếc túi nho nhỏ đeo bên hông ra một chiếc điện thoại, nói: “Anh cho em số điện thoại, chốc nữa còn biết em ở đâu mà gọi tìm chứ! Anh đọc số của anh đi em nháy máy vào cho”.

Sau khi thao tác xong việc lưu số máy của tôi, Sùng Thị Pàng cùng đám bạn cười khúc khích nói với theo: “Anh mà không mua hàng cho em là đêm em nháy máy cho không ngủ được đâu đấy!”. Quả đúng như vậy, đến giữa chiều, sau khi đi chơi đã thấm mệt, tôi ngồi nghỉ ngoài bên bờ hồ giữa lòng thị trấn Sapa định tận hưởng một chút không khí trong lành thì bỗng có chuông điện thoại reo. Nhìn vào danh bạ không ai khác chính là số máy của Sùng Thị Pàng.

Vậy là tôi lại phải vòng quay lại khu nhà thờ để thực hiện lời hứa với cô gái láu lỉnh kia. Pàng tâm sự: "Giờ ở thị trấn Sapa có nhiều cửa hàng điện thoại lắm. Điện thoại lại rẻ nữa nên nhà nào cũng sắm một chiếc để tiện cho liên lạc. Bây giờ định rủ Pàng đi đâu chơi là người yêu của Pàng chỉ cần gọi điện thoại chứ không thổi khèn nhảy múa như ngày xưa nữa".

Đối với đồng bào dân tộc vùng rẻo cao như Sapa, Mường Khương, Đồng Văn…, việc sử dụng, mua sắm điện thoại di động là chuyện bình thường, cho thấy sự đổi thay rất nhiều trong nếp sống, cách nghĩ của người dân vùng cao. Chiếc điện thoại giúp mở rộng và gắn kết giữa các cộng đồng dân tộc dễ dàng hơn.

Khóc cười với mobile

Cũng trong chuyến đi lần đó, tôi có ghé qua huyện Mường Khương và bắt gặp Lỳ Chử Sang đang cào thẻ nạp tiền cho mẹ tại một cửa hàng mua bán điện thoại. Mẹ Sang mới mua điện thoại cách đây ba hôm, trong đó đã có sẵn 170.000 đồng. Mẹ Sang gọi nhiều, gọi liên tục bốn hôm đã hết sạch tiền. Hôm nay, Sang theo mẹ xuống thị trấn để nạp tiền giúp tiện thể cài nhạc chuông luôn vì mẹ Sang không biết những cái đó. Hầu hết người dân Mông ở Mường Khương đều cài nhạc tiếng Mông vào điện thoại của mình.

Chính vì vậy, anh Trần Văn Thụy ở Thái Thụy, Thái Bình đã mở hẳn một cửa hàng chuyên cài tiếng Mông vào điện thoại cho bà con ngay giữa trung tâm của thị trấn. Trò chuyện với anh Thụy, tôi nhiều phen phải phì cười với cách chơi điện thoại của đồng bào Mông nơi đây. Anh Thụy kể, cách đây chừng nửa năm, anh có bán cho một người đàn ông Mông chiếc điện thoại mới. Sáng sớm anh bán điện thoại thì chiều tối hôm đó đã thấy người đàn ông đó cùng mấy người khác nữa hầm hầm đi xuống bắt đền anh vì bán cái điện thoại hỏng cho họ.

Ngày nay, đồng bào dân tộc thiểu số sống tận trên núi cao xuống chợ không chỉ để mua bán trao đổi hàng hóa mà còn để cài đặt nhạc chuông cho điện thoại. Chiếc điện thoại giờ đã trở thành vật dụng quen thuộc của bà con vùng cao Tây Bắc.
Cầm chiếc điện thoại mới toanh trên tay, anh Thụy cũng giật mình vì thấy màn hình tối om. “Hay họ phá hỏng rồi đem bắt đền mình thì biết làm thế nào, tôi nghĩ thầm trong bụng như vậy. Sau một hồi mày mò mãi không tìm được bệnh tôi vỗ đùi đánh đét một cái và nhớ ra rằng, mình quên dặn họ nạp pin khi hết điện. Chết thật, chắc họ bấm nhiều quá nên chưa hết một ngày mà máy không còn một vạch pin nào. Sau bận đó, mỗi lần bán điện thoại tôi đều không quên chỉ bảo tường tận cách sử dụng cho bà con", anh Thụy mỉm cười nhớ lại.

Một số người Mông mua điện thoại chỉ để nghe nhạc mà không cần gọi, họ rất thích cài nhạc Mông và ít khi cài nhạc khác bởi khi cần họ lấy điện thoại ra tán tỉnh bạn gái luôn. Với những chiếc điện thoại này anh Thụy chủ yếu nhập hàng của Tàu vì giá rẻ, loa to phù họp với sở thích và điều kiện của bà con.

Mở cửa hàng phục vụ bà con mấy năm nay, anh Thụy cho biết lợi ích mà điện thoại đem lại không phải là nhỏ, song nó cũng gây ra không ít phiền phức cho bà con. Rất nhiều người trong khi không đủ ăn nhưng vẫn để dành tiền nạp thẻ vì nghiện gọi điện thoại. Rồi một số người thấy người khác có điện thoại đẹp quá nhưng không có tiền mua nên nảy sinh ý định ăn cắp, tuy không đến nỗi gây hậu quả nghiêm trọng song cũng gây mất tình làng nghĩa xóm...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm