| Hotline: 0983.970.780

Nhạc truyền thống hút khán giả

Thứ Tư 16/07/2014 , 09:32 (GMT+7)

Sự lên ngôi ngoạn mục nhất của âm nhạc truyền thống trong các chương trình truyền hình năm nay phải kể đến trường hợp đăng quang của Hoài Lâm trong chương trình "Gương mặt thân quen".

Tại "Giọng hát Việt nhí 2013", một mình cô bé Phương Mỹ Chi đã tạo nên một làn sóng hâm mộ dân ca, mở đầu cho những lựa chọn âm nhạc truyền thống để tham gia các chương trình truyền hình thực tế gần đây.

Sự lên ngôi ngoạn mục nhất của âm nhạc truyền thống trong các chương trình truyền hình năm nay phải kể đến trường hợp đăng quang của Hoài Lâm trong chương trình "Gương mặt thân quen". Hoài Lâm đã hóa thân thành nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu hay nghệ sĩ cải lương Thanh Nga một cách khá hoàn hảo.

Hoài Lâm đã chiến thắng trong lòng khán giả, những người đã cảm thấy "bội thực" với các thể loại âm nhạc đương đại cũng như nhạc nước ngoài. 

Như vậy, rõ ràng âm nhạc truyền thống vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Chỉ có điều, cách truyền tải thể loại âm nhạc này đến khán giả như thế nào hiệu quả mới là vấn đề. Và quả thực, các chương trình truyền hình thực tế bây giờ đang làm khá tốt công việc này.

Tiếp nối thành công của đàn chị Phương Mỹ Chi, chương trình "The Voice Kid" năm nay xuất hiện khá nhiều những lựa chọn về âm nhạc mang âm hưởng truyền thống.

Không chỉ ở truyền hình thực tế, Giải Âm nhạc Cống hiến vừa qua đã ghi nhận 2 trường hợp đặc biệt: lần đầu tiên có 2 album nhạc cổ truyền lọt vào bảng đề cử. Đó là "Yếm đào xuống phố" của ca sĩ Tân Nhàn và "Song hành" của Ngô Hồng Quang.

Cả hai album này đều kết hợp âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc phương Tây. Sự đổi mới này đã được khán giả đón nhận tích cực.

Lý giải cho sự thành công này, đầu tiên phải kể tới sự nhạy bén của những người làm chương trình. Họ biết cách biến những giá trị của nhạc cổ truyền trở nên mới trong một không gian âm nhạc hiện đại.

Giám đốc SX của chương trình "Gương mặt thân quen" - nhạc sĩ Nguyễn Hà bật mí: “Trong chương trình này, những tiết mục dân gian được dàn dựng với một chút ít sáng tạo trong xử lý và ứng dụng kỹ thuật sân khấu hiện đại đã thu hút sự yêu thích của giới trẻ, những khán giả “không chuyên” của dòng nhạc này.

Chính sự dàn dựng khéo léo những tiết mục cổ truyền xuất hiện trong format của một chương trình quốc tế đã góp phần làm nên thành công cho mùa thi "Gương mặt thân quen" năm nay”.

“Vấn đề phát triển âm nhạc truyền thống thuộc tầm vĩ mô, trong đó trách nhiệm lớn là của Nhà nước chứ không thuộc về cá nhân nghệ sĩ. Một vài nghệ sĩ khó có thể làm nên cơm cháo gì bởi dù xuất sắc mấy cũng chỉ là yếu tố cá nhân”, nhạc sĩ Nguyễn Hà khẳng định.

Đây không còn đơn giản là một câu chuyện âm nhạc, mà còn là sự nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý khán giả. Ê kíp của những chương trình như: "The Voice Kid", "Gương mặt thân quen"... đã “vô tình” tạo ra những kịch bản kiểu người tí hon đánh lại người khổng lồ.

Khán giả được xem thí sinh lựa chọn dòng nhạc truyền thống "chiến đấu" đơn độc giữa một rừng thí sinh của dòng nhạc khác rất kịch tính. Và quả thật, chiến thắng của Phương Mỹ Chi, Hoài Lâm đã làm thỏa mãn tâm lý nghiêng về “phía yếu” của khán giả.

Ngoài ra, danh sách ngày càng dài các ca khúc truyền thống được đưa vào truyền hình thực tế cũng đủ thấy nỗ lực Việt hóa các format chương trình mua bản quyền từ nước ngoài. Với những format có bản quyền của nước ngoài đang được nhiều nước dàn dựng, các tiết mục dân gian sẽ giúp chương trình của nước ta có bản sắc riêng, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với các nước khác.

Bằng chứng là "Giọng hát Việt nhí" mùa đầu tiên, "Gương mặt thân quen" mùa vừa qua đã thành công mĩ mãn một phần nhờ công của Phương Mỹ Chi và Hoài Lâm.

"Vietnam's Got Talent 2013" được đánh giá cao khi giới thiệu với công chúng ca nương Kiều Anh. Chương trình "X-Factor" (Nhân tố bí ẩn) đang phát sóng trên VTV3 hiện nay cũng rất ưu ái chọn các thí sinh hát nhạc cổ truyền vào vòng trong để mở rộng phạm vi khán giả.

Tuy nhiên, giữa âm nhạc truyền thống và truyền hình thực tế không chỉ là quan hệ một chiều. Nhạc sĩ Nguyễn Hà cho rằng đây là mối quan hệ “hai bên cùng có lợi” khi trong quá trình dàn dựng các chương trình truyền hình thực tế sẽ góp phần vào việc gìn giữ nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Nguyễn Hà cũng nhấn mạnh, truyền hình thực tế có thể tạo ra trào lưu, đánh thức cảm xúc người nghe nhất thời nhưng không có vai trò thúc đẩy, phát triển dòng nhạc dân tộc.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm