| Hotline: 0983.970.780

Nhận bảo lãnh ngân hàng, cần thận trọng

Thứ Năm 30/06/2016 , 13:15 (GMT+7)

Nhưng VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Cty Tisco với lý do rất đặc biệt: "Khi yêu cầu ngân hàng thực hiện bảo lãnh phía Tisco không xuất trình được thư bảo lãnh gốc”.

Phát hành thư bảo lãnh rất nhiều ngân hàng đã phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp. Nhưng trước những hợp đồng lớn cũng có ngân hàng sẵn sàng đưa ra các lý do để từ chối nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp Ngân hàng Quốc Tế (VIB) từ chối nghĩa vụ bảo lãnh với TCty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) là một điển hình...

Chữ tín đổi ngàn vàng

Thời điểm khủng hoảng kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp đổ bể là lúc vô cùng khó khăn với các ngân hàng thực hiện phát hành thư bảo lãnh. Nhưng đây cũng là thời điểm để “lửa thử vàng”, qua đó có thể rút ra được ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đáng tin cậy.

Năm 2011, BIDV – Chi nhánh Hà Thành đã phát hành 02 bảo lãnh thanh toán đối với Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Trung Dũng để mua thép của Tisco với trị giá 80 tỉ đồng. Cty Trung Dũng đã thực hiện mua hàng của Tisco với giá trị trên 79 tỉ đồng.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ngành thép có nhiều biến động không thuận lợi dẫn đến hoạt động của Cty Trung Dũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có khả năng thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ nợ trong đó có các khoản tiền mua thép của Tisco.

Ngân hàng BIDV đã tích cực đôn đốc Cty Trung Dũng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, Cty Trung Dũng chỉ thanh toán được 7,718 tỷ đồng theo thư bảo lãnh nên đến năm 2013 phía Tisco đã khởi kiện Cty Trung Dũng ra tòa.

Tại đây với tư cách là ngân hàng phát hành bảo lãnh thanh tóan cho Cty Trung Dũng, BIDV không từ chối nghĩa vụ của mình, đã thực hiện cho vay bắt buộc đối với Cty Trung Dũng và chuyển tiền nghĩa vụ bảo lãnh cho phía Tisco.

Người tín nghĩa, kẻ khinh khi

Việc ngân hàng BIDV luôn sẵn sàng chi trả gần trăm tỉ đồng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đã khẳng định tầm vóc thương hiệu của một ngân hàng lớn luôn giữ chữ tín làm đầu. Làm việc với BIDV, Tisco hoàn toàn yên tâm có thể bảo toàn nguồn vốn.

Tuy nhiên, vẫn trong năm 2011, Tisco nhận 06 thư bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) - Chi nhánh Hà Nội với tổng giá trị bảo lãnh 250 tỉ đồng để cho Cty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Nam (Cty Hà Nam) mua thép.

Do Cty Hà Nam không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên ngày 06/12/2011, Tisco gửi công văn yêu cầu VIB – Chi nhánh Hà Nội thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với 02 thư bảo lãnh số 10.11.11 BL275 và 10.11.11 BL 277 với tổng giá trị trên 70 tỉ đồng.

Nhưng VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Cty Tisco với lý do rất đặc biệt: "Khi yêu cầu ngân hàng thực hiện bảo lãnh phía Tisco không xuất trình được thư bảo lãnh gốc”.

Việc VIB từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực sự là một cú sốc đối với Tisco. Bởi với Tisco 06 thư bảo lãnh của VIB thực chất chỉ là 06 tờ giấy in “lời hứa” nhưng Tisco đã hoàn toàn đặt niềm tin vào “lời hứa” ấy.

Tisco tin rằng VIB đã nắm giữ tài sản thế chấp của Cty Hà Nam lớn hơn nghĩa vụ mà VIB phải thanh toán với Tisco, tin rằng trong thương vụ bảo lãnh này cho dù VIB có thua lỗ cũng sẽ vì uy tín của ngân hàng mà trả nợ thay cho Cty Hà Nam.

Chính vì có niềm tin vào “lời hứa” của VIB nên Tisco đã xuất cho Cty Hà Nam những đơn hàng thép có giá trị hàng trăm tỉ đồng để rồi đến khi Cty Hà Nam mất khả năng chi trả thì lại phát sinh tranh cãi về điều kiện để thực hiện “lời hứa” của VIB.

Cùng là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nhưng cách hành xử của Ngân hàng VIB khi gặp rủi ro hoàn toàn khác với Ngân hàng BIDV. Phía Tisco cho rằng VIB chỉ đang viện cớ để thoái thác trách nhiệm bảo lãnh.

Việc xuất trình thư bảo lãnh gốc chỉ là một quy định, một thủ tục không thể hiện toàn bộ bản chất của hoạt động bảo lãnh. Trong trường hợp, Tisco gặp thiên tai hỏa hoạn, mất cắp.... doanh nghiệp không còn lưu giữ được thư bảo lãnh của các ngân hàng thì cũng bị từ chối bảo lãnh và mất tài sản?

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào thủ tục này để từ chối nghĩa vụ trả nợ thì sẽ tạo tiền lệ xấu cho môi trường kinh doanh.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất