| Hotline: 0983.970.780

Nhận biết bệnh phổi

Thứ Ba 18/03/2014 , 10:30 (GMT+7)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỷ lệ tử vong xếp hàng thứ 4 trên thế giới hiện nay, trong đó có 7 dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây.

Một trong những chứng bệnh nan y liên quan đến phổi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD (Chronic obstructive ulmonary disease). Căn bệnh tiến triển không giảm và có tỷ lệ tử vong xếp hàng thứ 4 trên thế giới hiện nay, trong đó có 7 dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây.

1. Khó thở

Khó thở được xếp vị trí đầu bảng về nguy cơ mắc bệnh COPD. Hiện tượng này đôi khi dễ nhầm, ngộ nhận cho rằng do tuổi cao, sức yếu, nhiều người giảm lao động, nhưng vẫn không khỏi bệnh. Theo các chuyên gia ở ĐH Y khoa Columbia (Mỹ) thì hiện tượng khó thở không đơn thuần là suy giảm sức khỏe mà là dấu hiệu phổi đang bị tổn thương.

Để kiểm chứng, người trong cuộc có thể leo cầu thang hay luyện tập thể thao hoặc bằng các hoạt động khác, nhưng vẫn khó thở, thở dốc, khác với trước đây thì đích thực là dấu hiệu của bệnh phổi.

2. Ho trầm trọng thường xuyên

Mọi người đều có thể ho nhưng nếu ho thường xuyên, kéo dài thì không thể xem thường. Bệnh COPD thường gây viêm nhiễm, sưng phế quản và các túi nhỏ gọi là phế nang sinh bọt phổi, làm giảm tính linh hoạt và đàn hồi.

Một khi ho thường xuyên, ho nặng có nghĩa là thành đường hô hấp dày lên, niêm dịch tiết ra nhiều hơn mức bình thường, gây tắc nghẽn. Một khi mắc bệnh, dấu hiệu giống suyễn đi kèm bệnh cúm mà không có dấu hiệu của cúm, dịch đờm có màu vàng, xanh, thậm chí có máu có nghĩa là dấu hiệu mắc bệnh COPD. Nếu người trong cuộc nghiện thuốc lá thì đờm trở nên đậm đặc hơn và có nguy cơ tiến triển nhanh hơn.

3. Đau đầu buổi sáng

Một trong những triệu chứng bí ẩn của bệnh COPD là sáng thức dậy bị đau đầu. Theo lý giải của Hiệp hội Nghiên cứu Phổi của Mỹ (ALA) thì nguyên nhân của hiện tượng này là do ban đêm khi ngủ quá trình hô hấp không được đảm bảo, hô hấp bị gián đoạn, khí dioxide carbon (CO2) tích tụ trong cơ thể, làm cho mạch máu giãn nở gây đau đầu. 

Nhiều người không hiểu mối liên quan này nên điều trị riêng biệt, nhưng nếu hiểu rõ cơ chế nói trên, giúp phổi tiếp nhận đủ ôxy khi ngủ thì chứng đau đầu sẽ giảm. Vì vậy những người mắc phải hội chứng bệnh này nên tư vấn bác sĩ để điều trị bệnh COPD trước đã để giảm viêm nhiễm và tăng khả năng hấp thụ dưỡng khí cho phổi sẽ giảm bệnh và giúp ngủ tốt.

4. Sưng mắt cá chân

Khi bệnh COPD tiến triển, nó bắt đầu tạo ra những biến chứng, đặc biệt là những biến chứng liên quan đến tim, suy tim, vì hệ thống hô hấp không nhận đủ lượng ôxy cần thiết, phát sinh tình trạng tích tụ chất lỏng và dấu hiệu nhận biết là sưng phù mắt cá chân.

Ngoài ra khi tim không bơm đủ lượng máu tới cho gan và thận thì các chức năng của những hệ thống này sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là khả năng khử độc và những chất thải có hại cho cơ thể giống như quá trình phù nề ở nhóm phụ nữ đang mang thai.

5. Khó ngủ

Mặc dù đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện cần thiết nhưng người trong cuộc vẫn khó ngủ. Nhóm người mắc bệnh COPD thường thích ngủ trên ghế tựa, ghế nghiêng để dễ thở, nếu nằm bình thường thì khó ngủ do khó thở bởi phổi làm việc nhiều hơn.

Không chỉ khó ngủ, người mắc bệnh COPD còn mắc chứng ho nên ngủ lại càng khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa bệnh COPD và khó ngủ rất phức tạp, thậm chí có người còn phát sinh căn bệnh ngưng thở khi ngủ, bệnh GERD (hồi lưu dạ dày thực quản) và chính những chứng bệnh này làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, sáng dậy đau đầu mệt mỏi.

6. Mắc chứng "ngực thùng"

"Ngực thùng" (barrel chest) là thuật ngữ ra đời gần đây nói về sự thay đổi hình dáng của cơ thể, ngực to như chiếc thùng, triệu chứng thứ cấp của căn bệnh COPD khi bị viêm mãn tính, phổi trở nên phình to, đẩy cơ hoành xuống dưới, làm cho cơ hoành co bóp khó khăn và hậu quả khi ngồi phải nghiêng về phía trước mới thở được.

7. Màu sắc ngón tay, môi tái nhợt

Do mắc bệnh phổi, máu lưu thông kém nên móng tay, môi trở nên nhợt nhạt, tái xám. Lý do chính của hiện tượng này là vì máu không có đủ lượng ôxy cần thiết. Việc biến màu môi, móng chân móng tay xảy ra khi lượng ôxy trong máu giảm dưới 90%. Nên đi tư vấn, khám bác sĩ, làm một số xét nghiệm, kiểm tra số lượng hồng cầu, chất lượng máu và những thông số cần thiết khác để có biện pháp can thiệp kip thời.

Theo Caring

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất