| Hotline: 0983.970.780

Nhận biết thức ăn hàn, nhiệt...

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:48 (GMT+7)

Thế nào là thức ăn hàn, thức ăn nhiệt? Trường hợp nào thì cần lựa chọn thức ăn có tính hàn hay nhiệt?

 

*Thế nào là thức ăn hàn, thức ăn nhiệt? Trường hợp nào thì cần lựa chọn thức ăn có tính hàn hay nhiệt?

Đinh Đức Quang, Cát Hải, Hải Phòng

Y học cổ truyền xác định thuốc cổ truyền có 4 tính, hay còn gọi là "tứ khí"; đó là hàn (thạch cao, hoàng bá, tri mẫu...), nhiệt (phụ tử, đại hồi, đinh hương...), ôn (bạch chỉ, kinh giới, tô diệp...), lương (bạc hà, cúc hoa, mạn kinh tử...). Như vậy, giữa hai vế của tính hàn lương và tính ôn nhiệt, còn có một tính nữa, mang tính trung gian, không thiên về lạnh và cũng không thiên về nóng, đó là tính bình (thông thảo, mộc thông...). Thuốc có tính bình có tác dụng thẩm thấp lợi niệu, giải độc..., dùng tốt trong các trường hợp viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng...

Trên thực tế, tính và vị của thuốc cổ truyền có một mối quan hệ hữu cơ. Từ vị của thuốc sẽ sinh ra tính tương ứng, chúng không tách rời nhau mà luôn thể hiện song hành. Những vị thuốc hay thức ăn có vị đắng, chua, mặn thì chúng thường có tính lương hoặc hàn, nói chung là tính âm. Còn những vị thuốc hay thức ăn có vị cay, ngọt, chát thì chúng lại có tính ôn hoặc nhiệt, nói chung là tính dương. Những vị thuốc có vị nhạt thì đi đôi với tính bình. Thuốc cổ truyền và thực phẩm đều có "tính” và “vị" riêng. Do đó sự cần thiết của việc ứng dụng tính vị của thực phẩm sao cho phù hợp là hoàn toàn có ý nghĩa.

Theo thuyết "âm dương" thì tính hàn, lương thuộc âm, tính lương (tính mát), có độ "lạnh" ít hơn tính hàn. Trên thực tế lâm sàng chúng có khả năng trị được các chứng bệnh thuộc triệu chứng dương: Sốt, nóng trong người, táo bón, tiểu đỏ, lượng ít, da ngứa, đỏ, các niêm mạc miệng, lưỡi đỏ... Còn thuốc có tính ôn, nhiệt thuộc dương; tính ôn có độ "nóng" ít hơn tính nhiệt. Trên lâm sàng chúng có khả năng trị được các chứng, bệnh thuộc triệu chứng âm: Cơ thể luôn có cảm giác lạnh, chân tay, sống lưng lạnh, nước tiểu nhiều, phân sống nát, đau bụng lạnh, da xanh, niêm mạc miệng, lưỡi nhợt nhạt...

Những người cơ địa hàn: Người hay lạnh, chân tay lạnh, bụng sôi, phân sống nát..., không nên ăn các thức ăn mang tính sống (rau sống, nộm...), lạnh như rau dền, mồng tơi, rau đay, các loại cá, cua, sữa bò... Hàng ngày khi chế biến thức ăn nên thêm các gia vị cay, nóng (gừng, riềng, hạt tiêu...). Nếu không, do cơ thể đã "hàn" lại gặp các thực phẩm cũng mang tính hàn, sẽ làm bệnh thêm trầm trọng hơn. Ngược lại, những người cơ địa nhiệt: Người nóng, sốt, bốc hỏa, ngứa, táo bón, tiểu buốt dắt... không nên ăn uống các thức ăn mang tính cay nóng như rượu, bia, ớt, tỏi, hạt tiêu, hoặc các thực phẩm có tẩm gia vị hồi, quế, gừng...

 Hàng ngày cũng nên bổ sung thêm các thức ăn tươi mát: Dưa chuột, rau xanh, nước cam, chanh... Nếu không sẽ làm cho chứng nhiệt của cơ thể tăng lên, đôi khi cũng gây ra hiện tượng "nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng".

*Có phải nếu ăn nhiều hạt hướng dương sẽ mắc bệnh đau nửa đầu?

Dương Thị Liên, Cần Giuộc, Long An

Đau nửa đầu là một bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu, khổ sở cho không ít người. Hãy quan tâm, chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân để giảm thiểu các triệu chứng của căn bệnh này. Xác định những thực phẩm nào thực sự gây bệnh đau nửa đầu không phải đơn giản, vì mỗi cơ thể đều có phản ứng khác nhau trước các thực phẩm khác nhau. 

Để giải quyết vấn đề này, tốt nhất bạn nên có cuốn sổ ghi lại tất cả những món mình ăn trong ngày, trong vòng 1 tuần bạn sẽ tìm ra thủ phạm thực sự. Thực phẩm liên quan đến chứng đau nửa đầu gồm có pho mát, socola, rượu, nước tương, mỳ chính, nội tạng động vật, cà phê, trà, kem…Tất nhiên chỉ khi nào ăn uống quá nhiều các thực phẩm này mới dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Không thấy tài liệu nào nói hạt hướng dương gây đau đầu, ngược lại người ta nhận định rằng các loại hạt, như hạt hướng dương, quả hạnh nhân, hạt điều, óc chó… đều giàu nguyên tố vi lượng magiê, giúp thư giãn cơ bắp và giãn mạch máu.

 Bệnh nhân đau nửa đầu cần hấp thụ 500-750 mg magie/ngày. Trong hạt hướng dương có chứa acid chưa no và acid béo, ăn nhiều hạt hướng dương sẽ làm tiêu hao chất kiềm trong cơ thể, và làm cho việc thay thế mỡ trong cơ thể gặp khó khăn. Phần lớn lượng mỡ sẽ đọng lại trong gan và làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất