| Hotline: 0983.970.780

Nhân dân đồng thuận

Thứ Năm 21/10/2010 , 12:15 (GMT+7)

Sau một năm thực hiện, đến nay xã Nhơn Đức đã hoàn thành 5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Một con hẻm tại ấp 4, xã Nhơn Đức vừa được mở rộng theo tiêu chuẩn NTM

Xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (TP HCM) thực hiện đề án xây dựng NTM với tổng vốn dự kiến ngót 206 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước 156 tỷ, vốn vay 17 tỷ và vốn góp từ cộng đồng 32 tỷ. Sau một năm thực hiện, đến nay xã Nhơn Đức đã hoàn thành 5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

DÂN HƯỞNG ỨNG

 Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch UBND xã Nhơn Đức, thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của NTM chính là sự đoàn kết của tập thể cán bộ xã và sự đồng thuận của người dân. Mới hơn 6 giờ sáng mà sân UBND xã Nhơn Đức đã nhộn nhịp với sự có mặt của hơn 1.000 người là cán bộ, nhân viên các cơ quan công an, quân sự, y tế, đoàn viên thanh niên, học sinh các trường và bà con 4 ấp trong xã.

Hôm nay Nhơn Đức tổ chức buổi ra quân thực hiện “Ngày hành động vì thành phố văn minh - hiện đại”. Tổng vệ sinh các tuyến đường, hẻm, xóa bảng quảng cáo, rao vặt không đúng qui định gây mất mỹ quan đường phố. Lực lượng công an, dân phòng đi kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, xả rác thải không đúng nơi qui định.

"Chúng tôi xác định một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt kết quả trong thực hiện NTM là phải nhận được sự hưởng ứng của người dân. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu thực hiện đề án NTM vào tháng 6/2009, chúng tôi đã thành lập BCĐ xây dựng NTM gồm 16 thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hàng tháng BCĐ tổ chức họp, từng thành viên báo cáo công việc đã thực hiện trong tháng qua đồng thời đề ra kế hoạch thực hiện cho tháng tiếp theo. Các thành viên trong BCĐ đã phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về NTM cho bà con bằng nhiều hình thức", bà Oanh cho biết.

Đến nay, 100% bà con trong xã đều hiểu và ý thức được lợi ích của NTM và đóng góp về vật chất, tinh thần. Chính việc tổ chức khá bài bản này, xã Nhơn Đức đã từng bước thực hiện tương đối trôi chảy kế hoạch ban đầu đặt ra. Điều vui nhất là tập thể cán bộ xã đoàn kết, nhất trí cao trong tư tưởng và hành động. Do đó mọi việc diễn ra khá thuận lợi, tạo được lòng tin của bà con.

Tiêu chí thứ hai về giao thông qui định đường hẻm nội bộ phải rộng từ 6m trở lên, được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Nhơn Đức đã thành công trong việc vận động người dân hiến đất làm đường. Đến nay, hơn 95% số hộ dân trong 22 con hẻm nhỏ từ 1 đến 3 mét đã đồng ý hiến đất để mở rộng đường lên 6 mét với tổng trị giá hơn 32 tỷ đồng.

Những con hẻm vừa được mở rộng rất thông thoáng, cách khoảng 50 mét lại có một thùng rác, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi như trước nữa. Những con kênh không còn là nơi chứa rác thải khiến nước đang dần dần trở nên trong hơn. “Chúng tôi thuận lợi hơn những địa phương khác là quá trình vận động bà con hiến đất làm đường không gặp khó khăn nhiều, đa số bà con đều đồng ý", bà Oanh tâm sự.

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ

Nhơn Đức hiện mới chỉ có 18 người trong số 38 cán bộ xã đạt chuẩn. Để giải quyết vấn để này, từ đầu năm đến nay xã đã tổ chức cho 19 người đi học các lớp sơ cấp, trung cấp chính trị, trung cấp quản lý Nhà nước và trung cấp chính trị - hành chính. Ở Nhơn Đức có trường hợp ông Huỳnh Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã là nông dân sản xuất giỏi nhất Nhơn Đức, nhưng trình độ học vấn lại chưa hết cấp 2.

 “Mặc dù ông Hùng học không cao nhưng lại là một người sản xuất giỏi, là người đi đầu trong các mô hình sản xuất mới, được bà con nông dân tín nhiệm, nói một tiếng là bà con nghe ngay. Bây giờ đòi hỏi ông Hùng phải có trình độ cấp hai trở lên thì rất khó, 56 tuổi rồi, làm sao học? Vừa rồi ông Hùng xin nghỉ làm Chủ tịch Hội Nông dân vì không muốn ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án NTM của xã, nhưng chúng tôi thuyết phục ông Hùng ở lại. Vấn đền này chúng tôi sẽ xem xét đề xuất lên cấp trên có hướng giải quyết hợp lý để không mất người làm giỏi mà không ảnh hưởng đến tiến độ chung trong thực hiện đề án”, bà Oanh nói.

Hiện ông Hùng đang là chủ một vườn lan gần 4 triệu gốc được nuôi trồng, chăm sóc rất bài bản với hai loại lan chính là Mokara và Denzo. Đến nay ông Hùng đã thu hồi được 2/3 vốn đầu tư ban đầu ngót 3 tỷ đồng sau 3 năm chăm sóc. Vườn lan của ông Hùng là một trong số những mô hình kinh tế điểm được lãnh đạo xã Nhơn Đức quan tâm và có sự hỗ trợ về vay vốn, kỹ thuật, nhằm nhân rộng trong chương trình thực hiện đề án NTM. Ông Hùng cũng là người duy nhất của xã được cử đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng lan tiên tiến ở Thái Lan để về truyền lại cho bà con.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm