| Hotline: 0983.970.780

Nhân giống mía 3 cấp

Thứ Năm 28/07/2016 , 14:14 (GMT+7)

Năm 2005, dịch bệnh chồi cỏ chỉ mới xuất hiện rải rác trên một số điểm trên vùng nguyên liệu mía của Cty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU). Năm 2007, dịch bùng phát dữ dội, lan rộng với diện tích bị nhiễm lên đến 50%.

10-42-36_trong-mi-he-o-nghi-duc-nghi-dn
Cải tạo ruộng trồng mía vụ hè ở Nghĩa Đàn

 

Nhiều thửa ruộng bị bệnh chồi cỏ nặng, năng suất mía giảm từ 50 - 70%, chất lượng giảm mạnh. Hậu quả là nông dân trắng tay, nhà máy thiếu nguyên liệu. Để đối phó với dịch chồi cỏ, UBND tỉnh Nghệ An công bố dịch và ban hành chính sách hỗ trợ cho nông dân khi tiêu hủy mía bị bệnh và trồng lại bằng giống sạch bệnh với trị giá 2,5 triệu đồng/ha; Cty mía đường hỗ trợ 2 triệu đồng/ha và đầu tư cho nông dân vay tiền để trồng mía.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đầu ngành đã đến Nghệ An tìm hiểu, xác đinh nguyên nhân gây bệnh, đề xuất các biên pháp quản lý để duy trì, ổn định vùng nguyên liệu…

Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp, đặc biệt là nông dân mua giống sạch bệnh về trồng, nên 2 vụ vụ ép mía liên tục, 2012-2013 và 2013-2014; sản lượng mía của NASU đều đạt hơn 1 triệu tấn, nhà máy đủ nguyên liệu để hoạt động. Đây là niềm mơ ước của nhiều nhà máy đường ở Việt Nam.

Để tăng sức cạnh tranh sản phẩm đường (do Cty sản xuất ra) với đường nhập từ các nước khi Việt Nam cam kết gia nhập WTO, TPP; tăng thu nhập cho các hộ nông dân trồng mía trên vùng nguyên liệu, Cty TNHH Mía đường Nghệ An xây dựng và triển khai đề án “Cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng mía”, với nhiều nội dung.

Trong đó, dự án sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp để kiểm soát tốt các bệnh lây truyền qua hom giống, đặc biệt là bệnh chồi cỏ hại mía; nhân nhanh các giống mía tốt đã được khẳng định thông qua các khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm đồng ruộng tại Nghệ An để cung cấp cho nông dân. Bởi, giống mía là khâu đầu tiên, tiền đề cơ bản nhất để thực hiện các biện pháp khoa học, kỹ thuật, canh tác trong quá trình đầu thâm canh tăng năng suất.

Ông Ngô Vân Tú, Phó TGĐ phụ trách nông nghiệp của NASU cho biết, năm 2015 Cty thuê đất ở nơi cách xa nhà máy 50km để bảo sự cách ly với nguồn bệnh, xây dựng ruông nhân giống mía cấp 1. Hom mía được lựa chọn kỹ càng, chặt ngắn thành từng mắt, tiến hành xử lý trong nước nóng để loại bỏ mầm mống sâu bệnh hại mới đem trồng.

Vụ thu 2015, Cty thu hoạch mía trên ruộng cấp 1, năng suất đạt bình quân 55 tấn/ha và trồng được 40ha ruộng nhân giống cấp 2. Qua kiểm tra, đánh giá mía trên trên các ruộng nhân giống cấp 1 và cấp 2, đều đáp ứng được yêu cầu của Bộ NN-PTNT về chất lượng ruộng mía giống.

Chính sách trồng mía trên các ruộng nhân giống cấp 3 ở vụ hè thu do NASU ban hành có rất nhiều ưu đãi cho nông dân. Cụ thể bà con được mua giống với giá rẻ, được vay tiền chở mía giống về trồng và được hỗ trợ 4 triệu đồng/ha sau khi trồng. Thời gian trồng vụ hè kết thúc trước 20/7 để mía kịp sinh trưởng, phát triển nhằm cung ứng giống vào vụ xuân năm sau.

Ông Cao Thanh Bình ở xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn cho biết, sau khi thu hoạch vụ dưa hấu vụ xuân hè, gia đình đã tiến hành thuê máy cày đất, nhận giống và bắt đầu trồng trên diện tích 1,5ha. Chất lượng giống mía rất tốt, lóng cây to, dài, không lẫn tạp với các giống mía khác, sạch sâu bệnh. Sau khi đặt hom, mía được tưới đủ nước sẽ nẩy mầm nhanh, đồng đều.

"Tôi đã chuẩn bị thêm phân bón NPK15-7-15 để chăm sóc theo đúng quy trình nhà máy đã ban hành; đến vụ xuân sang năm năng suất mía có thể đạt 50 - 55 tấn/ha sau 9 tháng trồng, gia đình sẽ có thu nhập từ 60 - 70 triệu đ/ha từ tiền bán mía giống. Với cách làm này, đất được luân canh, bồi bổ lại các chất dinh dưỡng còn thiếu hụt sau nhiều năm trồng mía, gia đình có thêm thu nhập", ông Bình chia sẻ.

Ông Graham, Giám đốc Nghiên cứu & phát triển của NASU cho biết thêm: "NASU tập trung đầu tư, phục tráng sản xuất mía trên các ruộng nhân giống cấp 1 và cấp 2; ruộng nhân giống mía cấp 3 sẽ gắn với vùng nguyên liệu, cánh đồng mía lớn để làm mô hình trình diễn, chuyển giao nhanh các giống mới vào sản xuất. Nông dân có thể tận dụng độ ẩm đất trồng mía kịp thời vụ, giảm chi phí giá mía giống.

Để nhân nhanh các giống mía tốt, NASU tiếp tục đầu tư mua giống nuôi cấy mô từ Viện Di truyền nông nghiệp, trồng tiếp 3,5ha ruộng nhân giống mía cấp 1. Chỉ khi chủ động nguồn giống mía sạch bệnh, năng suất và chất lượng mía mới tăng nhanh…".

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.